Trân châu là những quả cầu trong mờ có thể ăn được được sản xuất từ bột sắn, một loại tinh bột được chiết xuất từ củ sắn. Chúng có nguồn gốc như một sự thay thế rẻ hơn cho cao lương ngọc trai trong ẩm thực Đông Nam Á. Hãy cùng Bau.vn tham khảo 5 cách làm trân châu ngon dưới đây nhé!
1. Phô mai
Nguyên liệu:
- Bột năng: 70g
- Phô mai: 12 miếng
- Đường xay: 75g
- Đường cát: 150g
Cách làm:
Đầu tiên, cắt phô mai thành nhiều miếng nhỏ vừa ăn. Kế đến, lăn viên phô mai qua 1 lớp đường bột. Trong lúc lăn, bạn dùng 3 đầu ngón tay nhẹ nhàng vo viên phô mai thành hình tròn. Sau đó, lăn viên phô mai qua 1 lớp bột năng rồi để yên từ 3 – 5 phút. Sau 3 – 5 phút, lăn viên phô mai qua lớp bột năng 1 lần nữa là hoàn tất. Nấu sôi 1 nồi nước, sau đó bạn hạ lửa nhỏ rồi cho viên phô mai vào luộc.
Dùng vá khuấy nhẹ nhàng để viên phô mai không dính vào đáy, luộc khoảng 5 phút đến khi lớp vỏ bột chuyển màu trong suốt là chín. Cuối cùng, ngâm viên phô mai đã luộc vào tô nước lạnh. Cho vào tô mới 150gr đường cát, 150ml nước lọc và khuấy đều cho đường tan. Sau đó, ngâm các viên phô mai này vào tô đường đến khi cần dùng là được.
2. Hoàng kim
Thành phần:
- Bột năng: 100g
- Đường nâu: 170g
- Nước: 950ml
- Mật ong
Hướng dẫn thực hiện:
200g bột năng cho ra bát tô to, tạo một vũng tròn ở giữa. Dùng 150-200g đường cùng 50ml nước đun cho đường chuyển màu cánh gián sau đó hạ lửa nhỏ thêm khoảng 1,5 lít nước cho nước có màu nâu vàng. Bật lửa to đun cho nước đường sôi, múc nước đường đổ từng ít vào bột năng, dùng thìa hoặc đũa đảo từ từ.
Ở bước này tuyệt đối không nên dùng tay, vì khi đó bột còn rất nóng dễ gây bỏng. Cho nước vào đến khi bạn cảm thấy bột vừa đủ thì dừng lại đảo đều thêm 3-4 phút. Lúc này bột đã nguội bớt. Đeo găng tay túi bóng vào nhào bột thật đều đến khi bột có độ dẻo, mịn như mong muốn. Lấy 1 lượng bột, lăn thành sợi dài sau đó dùng dao cắt thành từng khúc ngắn đều nhau sau đó vê tròn hoặc để nguyên tuỳ thích.
Làm lần lượt cho đến khi hết bột. Phần nước đường còn thừa phía trên đun sôi trở lại, khi nước sôi lên thả chỗ trân châu vừa nặn vào rồi khuấy đều lên cho trân châu không bị dính vào nhau. Khi trân châu nổi lên mặt nước, tiếp tục đun thêm 20 phút ở lửa vừa sau đó tắt bếp đậy vung ủ thêm 1h cho trân châu mềm dẻo lâu. Sau khi trân châu đã ủ, thêm vào 1 thìa canh mật ong cho thơm ngon hơn.
3. Trân châu đậu biếc
Nguyên liệu:
- Bột năng: 150g
- Đường trắng: 40g
- Bột gạo: 20g
- Hoa đậu biếc: 5g
- Nước: 200ml
Hướng dẫn cách làm:
Hoa đậu biếc ngâm với nước sôi nóng già, đợi cho lên màu xong chắt lấy phần nước cốt. Trộn đều bột năng, bột gạo, đường vào bát lớn. Đun sôi nước cốt hoa đậu biếc rồi rót từ từ vào chỗ bột, trộng đều rồi nhào thành khối. Bọc bột vào màng bọc thực phẩm tránh bột bị khô, để bột nghỉ 10 phút rồi đem ra vê viên nhỏ vừa ăn. Phủ 1 lớp bột áo lên viên bột để chúng không bị dính vào nhau.
Khi nước sôi thì đổ từ từ trân châu vào và lấy đũa đảo liên tục nếu không trân châu sẽ bị dính xuống đáy nồi, bị khét và dính vào nhau. Đảo đến khi trân châu bắt đầu nổi lên thì đậy nắp lại đợi trân châu sôi. Sau khi trân châu sôi thì dùng đũa đảo sơ qua 1 lượt. Đun đến khi trân châu chìm xuống thì tắt bếp và đảo qua 1 lượt rồi đậy nắp lại khoảng 20 phút cho trân châu chín hẳn.
Sau khi trân châu chín thì vớt ra 1 tô nước lạnh để rửa trân châu. Khi đã cho trân châu vào nước lạnh thì bạn cần đảo liên tục nhằm cho trân châu sạch và không bị dính vào nhau. Cuối cùng vớt ra 1 tô nước sôi để nguội đã hoà tan đường trong đó để ngâm, mục đích để trân châu không bị dính vào nhau. Ngâm khoảng 2 phút rồi vớt trân châu ra đĩa.
4. Trân châu ngũ sắc
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Dừa bánh tẻ: 1/2 quả
- Bột năng: 300g
- Nước sôi: 100ml – 120ml
- Đường (tùy thích): 50g
- Màu tạo trân châu: củ dền, hoa đậu biếc, lá nếp, hạt dành dành
- Bột lá nếp: 50g
- Bột hoa đậu biếc khô: 50g
- Bột củ dền: 50g
- Bột dành dành tạo màu: 50g
Cách làm:
Gọt bỏ vỏ nâu của quả dừa, rửa sạch, cắt thành các miếng hạt lựu nhỏ đều nhau khoảng 5mm nhưng đừng to quá sẽ khó viên bột. Đun nước cho sôi thật già rồi cho từ từ nước sôi vào bát đựng bột năng, vừa cho nước vào vừa dùng đũa trộn bột. Cần rất ít nước nên bạn cứ cho thật từ từ nhé. Khi cho nước sôi vào bột sẽ rất nóng nên cần dùng dụng cụ trộn sơ sơ trước, khi thấy bột ướt và đặc lại, để nguội bớt rồi mới đeo găng tay nilon để nhào.
Nhào bột đến khi có khối mịn, sờ gần như không dính tay là được. Có thể thêm chút đường tạo ngọt ngay từ bước trộn đường với bột năng rồi mới cho nước sôi vào nhào. Có thể để bột nghỉ khoảng 10 phút hoặc viên nhân được luôn. Chia viên bột đều nhau khoảng 1cm – 1,5cm, sau đó bọc dừa vào giữa, vo chặt để lúc luộc không bị bung nhân ra. Bột nhào xong để ngoài rất nhanh khô nên bạn có thể phủ màng bọc thực phẩm hoặc 1 cái khăn ẩm lên rồi lấy ra từng mẩu để vo viên nhé.
Vo xong cho viên trân châu vào bát, áo 1 lớp bột năng mỏng để các viên không bị dính vào nhau. Đun nước sôi vào 1 nồi khác, cho các viên trân châu vào, khuấy đều theo 1 chiều cho các viên không dính nhau, đậy vung luộc chín kĩ 10 – 15 phút (tùy độ to nhỏ của viên trân châu bạn có thể đun lâu hơn), sau đó tắt bếp và ủ trân châu trong 15 – 20 phút nữa. Vớt trân châu ra âu nước đá lạnh ngâm 1 lúc để trân châu trong suốt.
5. Trân châu dừa
Nguồn : bau.vn