Mẹ nổi giận khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến các bé sau này?

Khoa học đã chứng minh, nếu trong quá trình mang thai mà người mẹ có cuộc sống không thoải mái thì đứa con sinh ra sẽ bị ảnh hưởng cả về hình dáng và nhân cách

Trong bài viết này, Bau.vn sẽ cùng các mẹ tìm hiểu những nguyên nhân gây ra cơn bực dọc, hậu quả của việc nổi giận và cách để kiểm soát cảm xúc này.

nổi giận

Nguyên nhân gây ra trầm cảm và dễ nổi giận ở phụ nữ có thai 

Khi bước vào giai đoạn mang bầu mỗi bà mẹ mang thai đều ở những tình trạng khác nhau. Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm của các bà mẹ mang thai thường xuất phát từ cảm giác yếu đuối và bất lực. Những cảm giác này thường nảy sinh do bà bầu khó ngủ ngon và hay cáu gắt,cáu gắt và dễ khóc.

Khi bị trầm cảm kéo theo ảnh hưởng đến tâm trạng, khi mang bầu người mẹ cũng trải qua những thăng trầm vì luôn bồn chồn, giảm cảm giác thèm ăn hoặc luôn lo lắng cho sức khỏe của thai nhi. Trầm cảm ở bà mẹ mang thai là một vấn đề nghiêm trọng cần phải theo dõi dù nó không kéo dài, mặc dù tự nhiên cơ thể của phụ nữ mang thai đã có sẵn một hệ thống nội tiết tố để ngăn chặn những tác động xấu của những thay đổi trong tình trạng tinh thần này.

Hậu quả của việc cáu gắt nổi giận khi mang thai

1. Thai nhi có nguy cơ bị tăng động

tăng động

Đánh giá hành vi của trẻ được sinh ra từ các mẹ có tần suất căng thẳng liên tục, người ta phát hiện thấy những đứa trẻ này thường có chiều hướng tăng động quá mức, gần giống với chứng tăng động giảm chú ý. Người ta cho rằng khi mẹ căng thẳng, lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu sẽ gia tăng một cách đáng kể – các chất này đi qua nhau thai làm nồng độ cortisol và dopamine ở những trẻ này tăng cao hơn so với trẻ bình thường khác.

2. Ảnh hưởng tính cách trẻ khi lớn

nổi giận ảnh hưởng đến bé

Theo nhiều nghiên cứu, tâm trạng của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai có ảnh hưởng rất lớn đối với tính cách của trẻ sau khi sinh. Theo đó, những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt sẽ sinh con dễ nổi giận. Các thai phụ bi quan sẽ sinh bé tự ti, bầu lạnh lùng thì tích cách bé cưng cũng lãnh đạm hơn…

3. Ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ của trẻ

Ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ

Do trong giai đoạn trầm cảm, bầu thường có xu hướng “lơ là” chế độ dinh dưỡng. Nó dẫn đến hậu quả tất yếu, thai nhi không nhận đủ dưỡng chất để phát triển hệ ngôn ngữ.

Theo thống kê, có tới 15% trẻ em có mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ, và biểu hiện thường gặp là trẻ chậm nói.

4. Trẻ dễ bị tự kỷ

nổi giận khiến trẻ dễ bị trầm cảm

Ở tuần thứ 32 của thai kì, nếu các mẹ thường xuyên rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao gấp hai lần, và biến chứng đó sẽ kéo dài cho đến khi trẻ được 4 – 5 tuổi. Nếu tình trạng đó xảy ra ở thai phụ ở những chu tuần 38 – 40, tỉ lệ nguy cơ rối loạn hành vi của đứa trẻ cũng sẽ cao gấp hai lần nhưng kéo dài đến tận khi trẻ 7-8 tuổi.

Các hormone tâm lý của mẹ sẽ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con. Khi mẹ bị trầm cảm thì sẽ dẫn đến việc hệ thống này bị suy giảm chức năng gây thiếu hụt một số hormone, khiến trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.

5. Giảm khả năng học tập

giảm khả năng học tập

Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những bà mẹ mắc chứng rối loạn lo âu trong thời kì đầu của thai kì sẽ ảnh hưởng tới chỉ số tập trung, chú ý ở trẻ. Khi mẹ rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực sẽ dễ sinh ra những suy nghĩ chán chường khiến mẹ ít vận động, tăng cân nhiều,… Điều này có ảnh hưởng vô cùng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là phần não bộ.

6. Nổi giận có nguy cơ mẹ bị sảy thai, sinh non

 nổi giận có nguy cơ mẹ bị sảy thai, sinh non

Cuộc đời người phụ nữ – khoảnh khắc hạnh phúc nhất có lẽ là khi biết mình sắp có được thiên chức làm mẹ. Đó không chỉ là điều thiêng liêng nhất của người phụ nữ mà còn là niềm vui sướng, hạnh phúc của các ông bố, của gia đình và của cả những người xung quanh,… Việc giúp các mẹ thư giãn, có tâm lý vui vẻ, thoải mái sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai, sinh non cùng những biến chứng dị tật ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của đứa trẻ.

Cách “thổi bay” cơn nóng giận khi mang thai

  • Thư giãn: Tập hít thở sâu, luôn nhắc mình “hãy bình tĩnh, bình tĩnh” khi có việc bất như ý. Mỗi sáng thức dậy dành khoảng 10 phút tĩnh tâm. Nếu cần, hãy tham gia một số lớp tập thể thao, yoga…
  • Thay đổi cách nghĩ: Khi quá giận, đừng la hét, hãy tránh đi việc/người làm mình tức giận trong thời gian ngắn, và không nghĩ đến việc vừa xảy ra.
  • Bày tỏ lo âu, sợ hãi của mình cho người mình tin tưởng.
  • Ngừng lo lắng: Vì khi lo lắng thái quá, người ta càng khó kiểm soát cơn giận của mình. Suy nghĩ những điều tích cực (như một em bé xinh xắn, đáng yêu sắp chào đời, nuôi dưỡng tình yêu thương với con trẻ như thế nào…)
  • Lên kế hoạch: Lập kế hoạch cả công việc lẫn tài chính cho việc sinh con; thậm chí kế hoạch trong ngày sẽ đi đâu, làm gì. Đừng quên việc ăn uống đầy đủ, thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Nếu nhận thấy mình không thể kiểm soát cơn giận, dễ nổi nóng, hay la hét, mất ngủ, luôn buồn phiền, khóc lóc, hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Nguồn : bau.vn