Các loại rau ăn dặm cho bé vừa ngon vừa đủ dinh dưỡng để lớn khôn

Rau ăn dặm là thực phẩm không thể thiếu nếu muốn bé đủ chất và lớn khôn. Thế nhưng không phải mẹ nào cũng biết hết về các loại rau này.

Các mẹ luôn biết lợi ích của rau củ đối với dinh dưỡng con người. Trẻ nhỏ khi bắt đầu ăn dặm cũng nên kết hợp với rau ăn dặm để cung cấp chất xơ, khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển.

Các loại rau ăn dặm nên cho bé ăn đầu tiên

1. Cà rốt

Cà rốt là loại củ có màu sắc bắt mắt, dễ chế biến và có vị ngọt tự nhiên. Không những vậy, cà rốt giàu chất xơ, vitamin A tốt cho mắt và trí não của trẻ. Đối với cà rốt, mẹ có thể chế biến theo nhiều kiểu, vừa tạo vị ngọt thanh tự nhiên vừa kích thích thị giác của trẻ do màu sắc.

rau an dam

2. Bí đỏ

Đây là loại rau củ ít gây dị ứng nhất đối với trẻ. Bí đỏ mềm, dễ nuốt và giúp trẻ dễ tiêu hóa, không làm cho trẻ cảm giác khó ăn. Khi trẻ mới cai sữa, bạn nên bổ sung thực phẩm này thường xuyên vào bữa ăn.

3. Rau ăn dặm- rau chân vịt

Rau chân vịt hay còn gọi là rau cải bó xôi có chứa nhiều sắt và các dưỡng chất trẻ sơ sinh đặc biệt cần. Nếu muốn sử dụng rau chân vịt để nấu cháo ăn dặm cho bé rất đơn giản, chỉ cần xay nhuyễn và nấu cùng cháo là được.

rau an dam

4. Khoai lang

Khoai lang cung cấp nhiều kali, vitamin C và chất xơ. Tuy nhiên, khoai lang ruột cam chứa nhiều beta-carotin, giúp ngăn ngừa ung thư và loại bỏ những chất độc hại. Ngoài ra, khoai lang còn là loại thực phẩm giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, cải thiện tình trạng táo bón.

5. Rau ăn dặm- Đậu hà lan

Đây là loại rau chứa hàm lượng protein cao nhất trẻ nên ăn khi mới bắt đầu ăn dặm. Muốn chế biến, mẹ chỉ cần luộc chín, xay nhuyễn cùng nước hoặc sữa mẹ.

rau an dam

Các loại rau ăn dặm nên cho bé ăn từ 8 tháng tuổi

Qua thời gian bé tập ăn và để hệ tiêu hóa bé làm quen, mẹ nên bổ sung thêm những loại sau củ dưới đây để thực đơn được da dạng hơn.

1. Khoai tây

Rất giàu tinh bột, kali và vitamin C, giúp cải thiện chức năng của não và hệ tiêu hóa. Loại rau củ này có thể kết hợp được với hầu hết các loại rau trong bữa ăn của bé.

2. Rau ăn dặm- Bông cải xanh

Rất giàu vitamin C, beta carotene, acid folic, sắt, kali cùng các chất dinh dưỡng thực vật giúp chống ung thư. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ khi chế biến món này nên hấp, tránh luộc vì sẽ làm lượng vitamin C giảm đáng kể.

rau an dam

3. Củ dền

Đây là món ăn dặm cực kỳ hấp dẫn và tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ với màu sắc bắt mắt cùng hàm lượng cao olate, mangan và chất xơ.

Những lưu ý khi chế biến rau củ ăn dặm cho trẻ

Rau củ tuy tốt nhưng dễ có nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản hóa học. Vì vậy, các mẹ cần lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, khi chế biến nên ngâm qua với nước muối loãng.

Những loại rau củ không nên cho bé ăn dặm nhiều là cà rốt, rau bina, củ dền… vì chúng có hàm lượng nitrat khá cao. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải tránh cho trẻ ăn trong giai đoạn ăn dặm. Bởi một nghiên cứu cho thấy lượng nitrat cao từ rau củ chủ yếu gây hại cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở xuống, giai đoạn mà trẻ chỉ bú sữa. Do đó, mẹ có thể yên tâm chọn các loại rau củ cho bé ăn dặm.

Dị ứng rau củ hiếm khi xảy nhưng vẫn có trường hợp gặp phải. Nếu bé có các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, thở khò khè, nổi mề đay hoặc phát ban sau khi ăn một loại rau cụ thể, hãy đưa bé đi khám.

Nguồn : bau.vn