Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục là mối quan hệ của nhiều phụ huynh. Bài viết này sẽ giải quyết các vấn đề đó, các bạn hãy cùng đọc nhé!
Trẻ dị ứng sữa có nguy hiểm không?
1. Tình trạng trẻ dị ứng sữa bắt nguồn từ đâu?
Mọi người đều có nguy cơ bị dị ứng nhưng bị nhiều nhất là trẻ em dưới 1 tuổi và tình trạng này vẫn có thể theo bé tới khi lớn lên.
Dị ứng sữa là tình trạng phản ứng phòng vệ của hệ miễn dịch với protein trong sữa. Nghĩa là khi trẻ uống sữa, hệ thống miễn dịch “nhận nhầm” các protein thành kháng thể lạ gây hại cho cơ thể và bắt đầu hoạt động để chống lại chúng, gây ra các biểu hiện dị ứng ở trẻ nhỏ.
Trẻ bị tình trạng này thường có biểu hiện trong tuần đầu tiên khi uống sữa. Trẻ được bú mẹ thường ít có nguy cơ dị ứng hơn so với trẻ sử dụng sữa công thức. Nhưng điều này không có nghĩa sữa mẹ an toàn 100% không gây dị ứng, vì nếu khẩu phần dinh dưỡng của mẹ tại thời điểm cho con bú có các thành phần tương tự thì bé cũng sẽ bị dị ứng.
Đa phần, trẻ dị ứng với đạm sữa bò, có phản ứng phòng vệ ngay sau khi uống hoặc một vài giờ sau đó. Nếu xuất hiện các triệu chứng sốc phản vệ như co giật, hôn mê, đau bụng dữ dội, người tím tái… cần đưa đi cấp cứu để điều trị kịp thời.
2. Dấu hiệu nhận biết
- Trẻ gặp vấn đề về hệ hô hấp như thở khò khè, khó thở, ho khàn tiếng, xuất hiện đờm trong mũi và cổ họng.
- Đau bụng, tiêu chảy khoảng 2-4 lần/ngày hoặc hơn, có thể có máu trong tã thì có thể đó là dấu hiệu trẻ dị ứng sữa bột.
- Da nổi mẩn đỏ hoặc phát ban như chàm, mày đay, ngứa hoặc sưng phù quanh vùng mặt.
- Trẻ buồn nôn và nôn ra sữa khác với việc trớ 1 lượng ít sữa khi ăn. Trẻ dị ứng nôn trớ ngoài giờ ăn thì đó có thể là dấu hiệu bệnh cha mẹ cần lưu tâm.
- Đột nhiên trẻ khóc kéo dài, quấy khóc không dứt có thể là do đau bụng khi dị ứng với protein có trong sữa.
3. Tác hại nếu không chữa trị kịp thời
Theo ước tính có khoảng 10-30% trẻ ở giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi phản ứng với sữa, chủ yếu là sữa công thức. Tình trạng này sẽ giảm dần theo độ tuổi lớn lên của trẻ, nhưng cũng có trường hợp dị ứng đến suốt đời.
Vào từng thời điểm khác nhau mà có những biểu hiện và tùy thuộc vào từng cơ địa của bé. Một vài trường hợp chỉ bị những triệu chứng nhẹ như nổi mề đay, đau họng… Nhưng cũng có trẻ sốc phản vệ ảnh hưởng đến tính mạng con trẻ.
Đây là tình trạng không hiếm gặp nhưng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, vì thế cần được chữa trị sớm để cơ thể có chất dinh dưỡng.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ dị ứng sữa?
1. Nuôi con bằng sữa mẹ
Nếu trẻ bị dị ứng sữa và phản ứng mạnh mẽ với sữa công thức, nguyên nhân là do cơ địa quá mẫn cảm thì cách tốt nhất bạn cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu.
Nếu không có đủ sữa mẹ, mẹ có thể dùng sữa công thức nhưng chú ý nên chỉ cho bé bú từng tí một để xem cơ thể có phản ứng gì khác lạ không. Nếu thấy bé không có biểu hiện dị ứng gì thì có thể điều chỉnh tăng lượng sữa lên dần ở những lần tiếp theo.
2. Sử dụng sữa có công thức đạm thủy phân toàn phần
Nếu bắt buộc phải cho trẻ uống sữa công thức do bạn bị thiếu sữa hoặc không có sữa có công thức đạm thủy phân toàn phần để phù hợp với cơ thể trẻ nhỏ. Sữa thủy phân protein toàn phần là sữa đã được lọc các protein thành các thành phần nhỏ hơn để giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn và ít có khả năng gây dị ứng.
Dị ứng sữa khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng bị gián đoán, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển sức khỏe. Ba mẹ cần quan sát và trang bị những kiến thức cần thiết để bé được chăm sóc tốt nhất, có sức đề kháng chống lại các bệnh.
Nguồn : bau.vn