Trước hết, bạn hãy nghĩ về những mục tiêu chính đáng của mình. Liệu bạn có phải đóng góp kinh tế cho gia đình hay muốn có việc làm do ở nhà quả buồn chán, khiến bạn muốn thay đổi không khí sau sinh. Và nếu đi làm, liệu bạn đã tìm ra người trồng trẻ tin cậy cho mình? Trước khi tìm kiếm bất cứ công việc gì, bạn cần phải thay đổi suy nghĩ của mình đầu tiên. Đi lắm, có nghĩa là bạn không còn phải lúc nào cũng chạy theo em bé ở nhà, nhưng sẽ phải luôn chạy theo các thời hạn bắt buộc của công việc. Do vậy, hãy tin tưởng ở bản thân và những điều bạn có thể đóng góp cho công việc của mình.
Cẩm nang tìm kiếm việc làm sau sinh
Điều quan trọng là bạn phải giữ và cập nhật được các kỹ năng cũng như vốn hiểu biết của mình. Một cách thông minh để củng cố được những điều này là duy trì các mối quan hệ và bắt kịp các thay đổi trong lĩnh vực mà bạn muốn trở lại.
Bạn vừa được hẹn phỏng vấn công việc mới nhưng không biết nên ăn mặc thế nào?
Để gây ấn tượng từ những phút ban đầu với người phỏng vấn, bạn có thể làm theo những lời khuyên sau:
– Quần áo: Hãy chuẩn bị một bộ quản áo lịch sự và chuẩn tuyệt đối tránh kiều diễm dúa, đăng ten…
– Phụ kiện: Càng tối giản càng tốt, tránh đeo khuyên tai. Nếu bạn dùng khuyên tai, hãy dùng loại khuyên hạt nhỏ đính luôn vào tai hoặc 1 sợi đơn giản. Nhớ cắt móng tay.
– Giày: Hãy để sandals ở nhà và đầu tư ngay 1 đôi giày đen hơi cao khoảng từ 3 – 5cm.
– Kiểu tóc: Hãy để tóc gọn gàng và tranh tóc mái xõa xuống mặt. Nếu để tóc dài, hãy buộc gọn lại đằng sau .
– Trang điểm: Hãy chọn loại phấn nền phù hợp với da bạn. Đánh một chút phấn mặt với gam màu trung tính, một chút môi hồng. Bạn nên đến sớm ít nhất 15 phút trước giờ hẹn phỏng vấn, để có đủ thời gian chính trang lại trước khi vào phòng.
Người phỏng vấn trông rất thân thiện. Liệu bạn có nên tâm sự, chia sẻ với người ta những vấn đề của gia đình mình không ?
Hãy luôn nhớ là, bạn đang cần công việc chứ không phải công việc cần bạn. Đừng nói chuyện con cái hay liệu công việc mới có làm ảnh hưởng đến việc bạn nuôi con thế nào. Nếu bạn muốn biết lịch nghỉ hay chế độ nghỉ phép của công ty, hãy kiểm tra điều đó ngay khi có khả năng được nhận vào làm chứ không phải lúc đang phỏng vấn. Thay vào đó, hãy tập trung vào những điều bạn có thể công hiện cho công ty hoặc đảm bảo có thể áp dụng những kinh nghiệm đã có của mình cho công việc mới. Hãy cho thấy sự hợp tác của bạn bằng cách chia sẻ những thông tin chi tiết như kế hoạch gửi con của bạn rất ổn để bạn yên tâm làm việc. Hãy tự tin và tỏ rõ lòng nhiệt tình. Tránh việc liếc đồng hồ liên tục như thể bạn đang rất muốn về nhà. Cuối cùng, hãy gửi lời cảm ơn đến người phỏng vấn đã dành thời gian cho bạn.
Chúc mừng bạn nếu như bạn đã có công việc mới. Tuy nhiên liệu bây giờ, bạn có thể vừa làm việc tốt, vừa về nhà đúng giờ được không?
Hãy ưu tiên hóa mọi thứ, dành 5 phút mỗi sáng để lên kế hoạch mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Tổ chức, sắp xếp tốt công việc rất có ích cho bạn. Hãy giữ bàn làm việc luôn gọn gàng và chỉ để những thứ ưu tiên cần giải quyết ngay. Những người trông có vẻ nhiều việc kiểu như để 5 files cùng mở một lực trên máy tính, chuông điện thoại reo liên tục với giấy tờ bừa bãi… sẽ rất khó tập trung để hoàn thành công việc. Bạn cần kiểm soát căng thẳng cùng với cân bằng công việc và cuộc sống riêng tư. Hãy đặt ra những mục tiêu thực tế để mình có thể hoàn thành.
Khi đã sẵn sàng để đi làm ở chỗ mới thì nơi trông trẻ tại thông báo nghỉ 10 ngày để tránh lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm. Bạn sẽ làm gì ?
Nếu bạn đã vào làm gần 3 tháng, việc xin nghỉ phép phụ thuộc vào những điều khoản trong hợp đồng lao động của bạn. Nhưng nếu đã làm việc ít nhất 3 tháng trở lên, bạn hoàn toàn được hưởng chế độ nghi theo quy định. Tốt nhất, hãy nghiên cứu kỹ luật và tham khảo ở phòng nhân sự của công ty.
Làm tất cả công việc công ty lẫn việc gia đình thật khó. Tại sao sếp bạn không chịu thông cảm hơn với bạn nhỉ?
Trước khi bắt đầu làm việc, hãy hỏi rõ phản việc của bạn phải hoàn thành thế nào. Đừng bao giờ mong đợi người quản lý giảm việc cho bạn hay cho bạn hoàn thành chậm chỉ vì bạn đang mang thai, đang chăm sóc em bé hay có những vấn đề ở gia đình. Bạn có thể làm việc với quản lý của mình để có thể sắp xếp được công việc linh động. Tuy nhiên, hãy tỏ ra thực tế và “hiểu đúng” sếp của bạn.
Nguồn : bau.vn