Nhiều người cho rằng bà bầu ăn cà muối không tốt, dễ gây sảy thai… Thế nhưng, thực chất vấn đề này là gì? Cùng Bau.vn đi tìm hiểu câu trả lời nhé!
1. Bà bầu có nên ăn cà muối khi mang thai?
Theo Đông y, cà pháo có tính hàn và không thích hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người mới ốm dậy và phụ nữ mang thai. Trong kho tàng kinh nghiệm dân gian khuyên các bà bầu không nên ăn cà muối, thậm chí tuyệt đối nói không
Còn đối với Tây y, các nhà dinh dưỡng và khoa học với các nghiên cứu cụ thể tìm thấy mặt tích cực của cà pháo muối. Bởi, cà muối trong quá trình lên men tự nhiên tạo ra nhiều lợi khuẩn probiotic tốt cho đường ruột. Đồng thời, người ta cũng tìm thấy các thực phẩm như thế chứa nhiều chất oxy hóa tự nhiên, có tác dụng tích cực đến việc ngăn ngừa lão hóa, un thư và các vấn đề tim mạch. Nếu chỉ nhìn thấy mặt tích cực này thì cà pháo hoàn toàn có lợi chứ không hề có hại.
Tuy nhiên, chúng ta không thể vội mừng vì mặt trái của cà muối cũng khiến bà bầu không đủ can đảm để ăn thường xuyên. Cụ thể, theo nghiên cứu của Nhật Bản và một số quốc gia khác, tỷ lệ ung thư dạ dày, nguy cơ mắc các bệnh liên quan huyết áp của những người dùng đồ muối chua thường xuyên, cao gấp nhiều lần so với những người không hoặc ít dùng.
Việc ngâm quá nhiều muối trong các món muối chua, khiến cơ thể nạp một lượng lớn natri khó kiểm soát. Đây chính là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng mà chẳng ai mong đợi. Không chỉ dừng lại ở đó, việc sử dụng nguồn thực phẩm không an toàn để lên men, quá trình lên men không đảm bảo… cũng khiến các món muối chua trở thành kẻ thù của cơ thể.
Như vậy, khi đang mang thai, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn cà muối, nếu muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, gắn cùng sự an tâm. Vì, chúng ta không thể khẳng định 100% cà muối đảm bảo với sức khỏe của bà bầu.
Dù câu trả lời xác đáng là như thế, nhưng chắc chắn vẫn có những chị em thực sự “không cam tâm” khi không thể dùng một miếng cà muối trong thai kỳ của mình, như một liều thuốc để “trị” những cơn nghén vật vã. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng có chừng mực thôi nhé!
2. Phụ nữ mang thai ăn cà muối xổi có sao không?
Cà muối không tối cho bà bầu vì có quá trình lên men, vậy cà muối xổi thì sao?
Theo Đông y, cà pháo có tác dụng tích cực cho sức khỏe chúng ta như có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, tán huyết…Nhưng mặt khác cà pháo cũng chứa nhiều chất độc có thể gây ngộ độc nếu không xử lý kỹ, làm chín hoặc ăn quá nhiều. Cụ thể, trong cà pháo có các chất độc như solanine và alkaloids. Chất độc này có nhiều hơn ở cà pháo tươi. Chính vì lẽ này, chắc chắn chúng ta đều thấy rõ, cà muối xổi thực sự không an toàn cho các bầu, nên nó cũng không phải là một lựa chọn được khuyến khích để thay cho cà muối.
3. Bà bầu ăn cà pháo nấu chín có sao không?
Người ta cho rằng, cách muối cà với quá trình lên men tự nhiên sẽ làm giảm chất độc solanine, khiến loại quả này ở mặt nào đó an toàn hơn. Tương tự như vậy, khi nấu chín, hàm lượng solanine cũng giảm bớt đáng kể. Thế nên, cà pháo nấu chín sẽ an toàn hơn, so với cà muối theo các kiểu hay cà sống. Từ đó, các bầu có thể dùng món cà pháo nấu cho an toàn. Song, vì cà pháo có những đặc tính không hoàn toàn có lợi cho các đối tượng như phụ nữ mang thai nên dù có thể dùng, chúng ta cẩn trọng, dùng có kiểm soát chặt chẽ, và không nên dùng nhiều.
Nguồn : bau.vn