Mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Mang thai ngoài tử cung là một tình trạng bất thường của thai kỳ. Lúc này, bào thai sẽ không phát triển trong tử cung (dạ con) mà ở một vị trí khác của cơ thể, thường là ống dẫn trứng.

Mang thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện kịp thời thì sẽ xảy ra tình trạng sự phát triển của thai nhi sẽ gây vỡ ống dẫn trứng và đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cungmang thai ngoai tu cung

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông thường nguyên nhân thai ngoài tử cung sẽ liên quan tới các vấn đề của ống dẫn trứng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể xác định rõ ràng. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây nên mang thai ngoài dạ con:

  • Ống dẫn trứng của mẹ bị tổn thương và hình thành sẹo, bị tắc nghẽn bởi nhiễm trùng hoặc phẫu thuật trước đó.
  • Vòi trứng bị lệch, tắc, hẹp bẩm sinh cũng có thể gây cản trở hoặc làm chậm quá trình di chuyển của trứng xuống tử cung.
  • Mất cân bằng nội tiết hoặc sự phát triển bất thường của trứng đã thụ tinh.

Triệu chứng cảnh báo

mang thai ngoai tu cung

Khi mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu sẽ nhận thấy một số dấu hiệu tương tự như mang thai binh thường như chậm kinh, nghén, căng tức ngực, đau bụng… Tuy nhiên, kèm theo đó có thể là các dấu hiệu cảnh báo thai ngoài dạ con như chảy máu âm đạo nhẹ và đau vùng chậu. Trong từng trường hợp, các triệu chứng cụ thể sẽ phụ thuộc vào vị trí tụ máu và dây thần kinh nào đang bị kích thích.

Ngoài ra, nếu không được phát hiện sớm thì thai ngoài tử cung có thể khiến vỡ khối chửa gây chảy máu ồ ạt, thậm chí gây sốc và dẫn đến tử vong. Tình trạng này rất nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng, vì vậy mẹ cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Đau bụng dữ dội
  • Chảy máu âm đạo nghiêm trọng
  • Sốc, choáng váng và ngất xỉu.

Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu trên thì thai phụ nên nhập viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.

Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cungmang thai ngoai tu cung

Trên thực tế, mang thai ngoài dạ con sẽ rất khó phòng ngừa bởi nó thường liên quan tới di truyền, mất cân bằng nội tiết hoặc thậm chí có những trường hợp không thể xác định chính xác nguyên nhân. Nhưng bạn vẫn có thể hạn chế nguy cơ bằng cách duy trì lối sống cũng như chế độ ăn uống hợp lý:

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học và cân nặng hợp lý
  • Hãy bỏ hút thuốc nếu như có kế hoạch mang thai sinh con
  • Quan hệ tình dục an toàn để tránh các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục
  • Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn để hạn chế nguy cơ nạo phá thai và các hệ lụy về sau.
  • Khám phụ khoa định kỳ hoặc ngay khi có triệu chứng mắc bệnh để được điều trị và ngăn ngừa rủi ro ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Tóm lại, tìm hiểu về nguyên nhân thai ngoài tử cung và các triệu chứng cảnh báo sẽ giúp chị em biết thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể ngăn ngừa rủi ro hiệu quả hơn khi mang thai. Bên cạnh đó, nếu như có những thắc mắc cụ thể khác về vấn đề mang thai ngoài tử cung thì hãy trao đổi trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa sản để được tư vấn chính xác.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.