Mẹ bầu tắm vào mùa hè: 3 nguyên tắc bất di bất dịch nên nắm rõ

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ phải thay đổi nhiều thói quen để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé. Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bầu tắm vào mùa hè an toàn.

Cùng bau.vn  điểm danh 3 nguyên tắc bất di bất dịch cho mẹ bầu khi tắm vào mùa hè ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên tắc giúp mẹ bầu tắm “an toàn”

Mẹ bầu tắm vào mùa hè: Chênh lệch nhiệt độ nước tắm không quá cao

Thời tiết nóng, nhiều người có thói quen tắm nước càng lạnh càng thích để giải tỏa cơn nóng. Tuy nhiên đối với bà bầu thì đây là điều tuyệt đối cấm kị. Nhiệt độ nước tắm quá thấp có thể gây ra nguy hại cho sức khỏe thai nhi.

Tắm vào mùa hè, mẹ bầu cần kiểm soát tốt nhiệt độ nước, tốt nhất là khoảng 38oC, nếu nhiệt độ nước quá cao cũng ảnh hưởng xấu đến thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng thai nhi bị thiếu oxy.

me bau tam vao mua he

Ngoài việc đảm bảo nhiệt độ nước tắm thích hợp, sự chênh lệch nhiệt độ trước và sau khi tắm cũng không được quá lớn vì sẽ dễ gây kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non v.v… Khi từ bên ngoài trở về, tốt nhất mẹ bầu cần nghỉ ngơi trong phòng khoảng 30 phút để mồ hôi khô ráo và cơ thể thích ứng với nhiệt độ khác hơn so với môi trường bên ngoài, sau đó mới chuẩn bị cho việc tắm rửa.

Mẹ bầu tắm vào mùa hè: Không nên tắm quá nhiều lần

Dù cảm giác khi tắm có thư thái thế nào thì mẹ bầu cũng không nên tắm quá lâu, tốt nhất là tắm trong vòng 10 – 20 phút. Việc tắm quá lâu không những làm “mềm hóa” chất sừng trên bề mặt da, dễ khiến mẹ bầu bị nhiễm bệnh và vi khuẩn xâm nhập mà còn có thể dẫn đến tình trạng bị choáng váng. Ngoài ra, tần suất tắm cũng cần căn cứ vào thói quen cá nhân và ngày mùa để điều chỉnh cho phù hợp, thông thường với mẹ bầu thì mỗi ngày tắm một lần là an toàn, nếu quá nóng bức và cơ thể cần giữ vệ sinh tốt hơn thì có thể tắm 2 lần/ngày.

Không nên tắm bồn

Tắm bồn có lẽ là cách thư giãn tuyệt vời đối với phụ nữ, tuy nhiên khi bầu bí, tốt nhất mẹ nên tạm thời gác lại việc tận hưởng này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tắm bồn dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, dẫn đến các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm phần phụ cận v.v… Để thư giãn, mẹ có thể tắm vòi hoa sen hằng ngày, nếu thật sự muốn tắm bồn thì chỉ nên hạn chế và phải đảm bảo mức độ vệ sinh của bồn tắm lẫn nước tắm.

me bau tam vao mua he

Chú ý phần bụng khi tắm

Dù tắm vòi hoa sen hay tắm bằng cách xối nước thì mẹ bầu cần lưu ý không để nước nóng “tạt” vào phần bụng trong thời gian dài để giảm ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi do kích thích của nước.

Không nên khóa kín cửa phòng tắm

Dù biết rằng tắm là việc cần đảm bảo riêng tư nhưng khi có bà bầu trong nhà, tốt nhất là hãy trao đổi và thỏa thuận với mọi thành viên gia đình, để mẹ bầu khi tắm không cần khóa kín cửa, việc này có thể tránh tình trạng mẹ bầu té ngã hay ngất mà không được phát hiện cấp cứu kịp thời.

2. Nguyên tắc giúp mẹ bầu tắm “khỏe mạnh”- Mẹ bầu tắm vào mùa hè

Vệ sinh ngoài âm đạo

Sau khi mang thai, dịch tiết âm đạo càng nhiều hơn, có lúc còn gây cảm giác đau ngứa, vì vậy cần đảm bảo vệ sinh khi tắm rửa. Mẹ bầu nên dùng nước sạch vệ sinh bộ phận này, hạn chế dùng các sản phẩm có thành phần quá kích thích, đồng thời thao tác phải nhẹ nhàng, tránh để nước bắn mạnh vào âm đạo gây ảnh hưởng đến môi trường kiềm và axit bình thường của âm đạo mà dẫn đến viêm nhiễm.

me bau tam vao mua he

Nếu không có gì bất tiện, sau khi mới tắm xong, mẹ bầu khoan vội mặc quần lót, có thể mặc quần dài hay váy rộng, đợi cho âm đạo khô tự nhiên hoàn toàn rồi mới mặc quần lót vào, như thế sẽ tăng hiệu quả phòng ngừa đau ngứa âm đạo.

Vệ sinh gò bồng đảo-Mẹ bầu tắm vào mùa hè

Thao tác vệ sinh núi đôi có thể tăng cường kích thích tuyến sữa cho em bé sau này. Khi tắm, mẹ bầu nên chú ý dùng nước ấm để vệ sinh gò bồng đảo, động tác mát xa nhẹ nhàng, vừa giúp mẹ thư giãn vừa tốt cho sức khỏe bầu vú.

Vệ sinh những bộ phận “bé nhỏ”

Rốn, lỗ tai, vành sau tai, móng tay, móng chân v.v… là những bộ phận bé nhỏ thường bị bỏ quên trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên nếu không đảm bảo vệ sinh khi tắm rửa, những nơi này có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn bám vào và sinh sôi gây bệnh. Do đó, mẹ bầu cũng cần quan tâm đến việc vệ sinh sạch sẽ cho những vị trí này.

3. Nguyên tắc giúp mẹ bầu tắm “vui vẻ”

Nghe nhạc

Nếu có điều kiện, bạn có thể thiết kế phương tiện nghe nhạc trong phòng tắm giúp mẹ bầu thư giãn tâm trạng, duy trì tinh thần phấn khởi, có lợi cho sức khỏe của cả mẹ lẫn em bé trong bụng. Chú ý chọn giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi và không mở âm thanh quá lớn.

Mẹ bầu tắm vào mùa hè: Sử dụng tinh dầu thơm

Thắp nến tinh dầu thơm trong phòng tắm có thể giúp mẹ bầu duy trì tâm trạng ổn định, vui vẻ, tăng tác dụng thư giãn cho việc tắm rửa. Tuy nhiên việc chọn loại tinh dầu thơm tốt nhất là căn cứ vào tình trạng cơ thể của mẹ và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Mát xa thích hợp

Khi tắm, mẹ bầu nên cố gắng sử dụng các loại dầu gội và sữa tắm dịu nhẹ, không gây kích thích và tiến hành thao tác mát xa nhẹ nhàng khắp cơ thể, giúp tăng cảm giảm bớt những cảm giác khó chịu trong thai kỳ và có lợi hơn cho sức khỏe lẫn giấc ngủ của mẹ.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.