Những kiến thức cần biết về hội chứng tăng đông máu ở phụ nữ mang thai

Hội chứng tăng đông máu là một hiện tượng ảnh hưởng đến quá trình đông máu, thường xảy ra ở phụ nữ có thai và nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Hội chứng tăng đông máu là một nhóm bệnh mà trong đó, quá trình đông máu diễn ra không bình thường. Từ đó dẫn đến sự hình thành bất thường của cục máu đông trong lòng mạch. Phụ nữ mang thai bị hội chứng tăng đông máu nếu không có phương áp điều trị sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Thế nào được gọi là hội chứng tăng đông máu?

Tiểu cầu là một loại tế bào máu. Huyết tương là phần dịch lỏng của máu. Chúng cùng tham gia vào quá trình ngưng chảy máu và hình thành cục máu khi một vị trí bất kỳ trên cơ thể bị tổn thương. Thông thường, khi vết thương đã lành, các cục máu đông sẽ tự động bong ra.

hoi chung tang dong mau

Có một số trường hợp, cục máu đông lại hình thành trong các mạch máu. Hiện tượng xảy ra mặc dù cơ thể không hề bị chấn thương. Những cục máu đông này thường sẽ không tự biến mất và chúng sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Nguyên phổ biến gây nên tăng đông máu ở bà bầu

Hội chứng tăng đông máu không phải là một bệnh di truyền. Tự nó hình thành và tiến triển, phổ biến nhất là hội chứng kháng thể kháng phospholipid (APS).

APS là một rối loạn tự miễn. Hội chứng này là tình trạng tăng đông qua trung gian kháng thể có đặc trưng là huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch tái đi tái lại. Đây là bệnh lý về thai kỳ với sự hiện diện của tự kháng thể kháng protein huyết tương gắn phospholipid.

Ngoài ra, nguyên nhân bị tăng đông máu khi mang thai còn do sự thay đổ về cấu trúc của một số gen tổng hợp protein.

Phụ nữ khi nào có nguy cơ mắc tăng đông máu?

Những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng đông máu khi mang thai cao hơn bình thường:

  • Phụ nữ đã từng bị sảy thai 3 – 5 lần trước tuần thứ 10 không rõ nguyên nhân
  • Phụ nữ đã từng bị sảy thai sau tuần thứ 10 thai kỳ và không rõ nguyên nhân.
  • Đã từng sinh non trước tuần 34 thai kỳ. Nguyên nhân mắc các hội chứng sản giật, tiền sản giật nặng. Hoặc mẹ bầu gặp một bất thường nào đó ở nhau thai
  • Đã từng bị huyết khối trong quá trình mang thai

hoi chung tang dong mau

Với những bà bầu đã từng gặp phải các vấn đề trên, cần phải đi khám bác sỹ để được xét nghiệm chẩn đoán. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp phụ nữ khi mang thai có được một sức khỏe tốt trong quá trình mang thai và sinh con khỏe mạnh, bình thường.

Những biến chứng thường gặp do hội chứng tăng đông máu gây ra

Nếu trong khi đang mang thai, các bà bầu mắc phải một căn bệnh thuộc nhóm rối loạn tăng đông máu hay còn được gọi là hội chứng kháng thể kháng phospholipid (antiphospholipid syndrome – APS), sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng sau trong thai kỳ:

1. Hội chứng IUGR

(Intrauterine growth restriction – IUGR). Đây là hội chứng hạn chế tăng trưởng trong tử cung. Nó khiến sự tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế. Do đó em bé sinh ra sẽ nhỏ hơn bình thường.

2. Trẻ thiểu năng, suy nhau thai do hội chứng tăng đông máu

Nhau thai phát triển ở tử cung có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho thai nhi thông qua dây rốn. Nếu nhau thai bị suy yếu, nó sẽ không thể thực hiện được chức năng vốn có của mình. Từ đó khiến cho thai nhi không được nhận đủ chất dinh dưỡng. Thai nhi có thể bị thiếu oxy, vô cùng nguy hiểm.

3. Tiền sản giật

Tiền sản giật hay còn gọi là preeclampsia. Đây là một hội chứng xuất hiện khoảng sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nó cũng có thể xuất ngay sau khi bắt đầu mang thai. Nó thường xảy ra với đối tượng phụ nữ bị huyết áp cao. Điều này khiến cho các cơ quan như gan và thận không thể làm việc tốt như người bình thường. Các triệu chứng khác có thể xảy ra khi phụ nữ mang thai bị tăng đông máu bao gồm protein niệu, thay đổi thị giác và đau đầu dữ dội.

hoi chung tang dong mau

4. Một số biến chứng khác

Ngoài các biến chứng trên, mẹ bầu mắc hội chứng tăng đông máu còn có nguy cơ gặp các trường hợp nguy hiểm như:

  • Sinh non: Khi em bé bị sinh ra từ 22 tuần đến trước tuần 37 của thai kỳ.
  • Sảy thai: Thai nhi bị tống ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần tuổi thai.
  • Thai chết trong tử cung

Điều trị hội chứng tăng đông máu ở bà bầu

Các phương pháp, thuốc điều trị tăng đông máu sẽ phụ thuộc vào bệnh tăng đông máu đang mắc phải. Có một số phụ nữ bị tăng đông máu đang mang thai cần được điều trị bằng các loại thuốc chống đông máu. Ví dụ như heparin. Nếu mắc hội chứng kháng thể kháng phospholipid và từng bị sảy thai, bác sỹ có thể sẽ kê aspirin liều thấp và heparin để tránh bị sảy thai.

Ngoài ra, một số phương pháp sau cũng được sử dụng để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi:

  • Siêu âm: Bác sỹ có thể sử dụng phương pháp siêu âm Doppler để kiểm tra huyết động trong động mạch dây rốn.
  • Theo dõi nhịp tim thai: Để đảm bảo thai nhi vẫn được cung cấp đủ oxy.

Sau khi sinh, bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục điều trị cho các mẹ bầu bằng heparin hoặc một loại thuốc chống đông khác như warfarin. Warfarin có thể sử dụng an toàn sau thai kỳ, ngay cả khi đang cho con bú. Tuy nhiên nó không được sử dụng cho phụ nữ có thai do trong thành phần thuốc có nguy cơ gây dị tật thai nhi.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.