Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi rất quan trọng. Bởi đây là khoảng thời gian hệ tiêu hoá và dạ dày non nớt của trẻ đang dần được hoàn thiện và thích nghi dần với chế độ ăn dặm của bé. Do đó, những thực đơn ăn dặm dưới đây sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện, lớn nhanh và dễ tăng cân.
Nhu cầu dinh dưỡng ăn dặm cho bé 8 tháng
1. Nhu cầu dinh dưỡng
Khác với giai đoạn đầu đời khi trẻ chỉ có nguồn dinh dưỡng duy nhất là sữa, trong đó bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức. Đến khi bé được 8 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đã tăng lên đáng kể. Mỗi ngày bé cần được cung cấp tối thiểu khoảng 500ml sữa/ngày cùng 3 bữa bột. Trong đó hàm lượng mỗi bữa ăn dặm là khoảng 200m.
Ngoài ra, ở giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu biết lật, tập bò, tập đi. Do đó, trẻ cũng cần được đáp ứng đầy đủ năng lượng cho các hoạt động này.
2. Một số chất dinh dưỡng cần bổ sung
- Protein: giúp não bộ và hệ miễn dịch của bé được phát triển, giúp các tế bào được duy trì sự sống. Các thực phẩm giàu protein như: ức gà, hạnh nhân, trứng, yến mạch,..
- Sắt: là nguồn nguyên liệu chính để tổng hợp máu cho các tế bào. Nếu thiếu sắt, trẻ sẽ mệt mỏi, ốm đau liên miên. Sắt có trong các loại thịt đỏ, rau có lá màu xanh đậm, các loại họ đậu, ngũ cốc.
- Kẽm: giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Kẽm có trong thịt bò, thịt cừu, tôm, bí ngô, vừng,…
- Vitamin C: có trong trái cây và rau quả, đặc biệt là: dâu tây, cam, quýt, dưa, bông cải xanh, kiwi,…
- Vitamin A: cà rốt, khoai lang, các loại rau lá xanh đậm, quả màu cam, đỏ, sữa nguyên chất, thịt bò,…
- Vitamin D: cá hồi, cá ngừ, cá mòi, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Omega-3: cá da trơn, cá biển, hạt khô như: hạt lanh, hạt chia,.. xay nhuyễn cho vào bột, cháo
Khẩu phần ăn dặm cho bé 8 tháng là bao nhiêu?
1. Có bao nhiêu bữa ăn? Thời gian biểu cho từng bữa?
Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, 5-6 bữa ăn/ ngày là tổng bữa ăn mẹ nên duy trì cho bé. Cụ thể hơn thì là 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Đồng thời mẹ vẫn tiếp tục cho bé duy trì bú sữa mẹ. Hơn nữa mẹ cũng dựa vào thói quen ăn uống của trẻ, lịch sinh hoạt của gia đình để sắp xếp thời gian biểu cho phù hợp. Dưới đây là thời gian biểu được các chuyên da dinh dưỡng gợi ý nên các mẹ có thể tham khảo và áp dụng theo cho bé yêu nhà mình nhé!
Thời gian biểu như sau:
- Bữa sáng chính: 8 giờ sáng
- Bữa phụ gần trưa: 10-11 giờ sáng
- Bữa trưa chính: 13 giờ chiều
- Bữa phụ gần tối: 15-16 giờ chiều
- Bữa tối chính: 18 giờ tối
- Bữa phụ khuya: 21 giờ tối
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Đây là giai đoạn mẹ nên đẩy mạnh bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé vì đây là thời gian lý tưởng để bé phát triển nhanh cả về thể chất lẫn trí não. Nguyên tắc này vẫn được xây dựng dựa trên các nhóm chất sau: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Tiêu chuẩn lượng thực phẩm mà Bau.vn gợi ý cho các mẹ để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng dễ tăng cân như dưới đây:
- Sữa: 600ml (sữa mẹ/ sữa công thức/ sữa bò…)
- Dầu (mỡ): 15-20g (4-6 thìa cà phê loại 5 ml)
- Rau xanh: 50 – 80g
- Quả chín: 60-100g
- Gạo (nấu cháo, bột): 75-90g
- Thịt (hoặc cá, tôm, trứng…): 45-50g, chú ý ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng gà
Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, bố mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Không được cho bé bỏ sữa mẹ hoàn toàn. Ngoài việc ăn dặm vẫn duy trì cho bé bú từ 600-800ml/ ngày.
- Cho bé ăn lượng thức ăn vừa đủ để hệ tiêu hoá, dạ dày của bé dần dần thích nghi, tránh việc gan, thận làm việc quá tải.
- Không nên cho gia vị vào các món ăn dặm.
- Tỉ lệ chuẩn khi nấu cháo cho bé: 10g gạo với 70ml nước.
- Nên thêm chất béo như: phô mai vào món ăn dặm.
- Xây dựng thực đơn ăn dặm đa dạng, phong phú để kích thích vị giác, khiến bé không chán ăn, biếng ăn
Nguồn : bau.vn