Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng

Khi bé được 8 tháng tuổi, bữa ăn dặm đã trở thành bữa chính và có thể đan xen nhiều bữa phụ. Vì vậy, các mẹ cần tìm hiểu và chú ý đến thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi để bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi rất quan trọng, bởi thời điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ đã khá hoàn thiện và quen với việc ăn dặm. Do đó, một thực đơn cho bé ăn dặm đầy đủ dưỡng chất là rất quan trọng để bé có thể phát triển khỏe mạnh một một cách toàn diện.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi

Một thực đơn cho bé ăn dặm đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp bé có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh một cách toàn diện và chóng lớn.

Một thực đơn cho bé ăn dặm đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp bé có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh một cách toàn diện và chóng lớn.

Khi bé được 8 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng đã tăng lên đáng kể. Lúc này, mỗi ngày bé cần được cung cấp tối thiểu khoảng 500ml sữa/ngày cùng 3 bữa bột. Trong đó hàm lượng mỗi bữa ăn dặm là khoảng 200m.

Ngoài ra, ở giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu biết lật, tập bò,tập đi. Do đó, trẻ cũng cần được đáp ứng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là protein, glucid, lipid, vitamin và khoáng chất…

Các mẹ cần lưu ý gì khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi?

Trong quá trình cho bé ăn dặm cũng như lên thực đơn, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nên thay đổi thực đơn ăn dặm liên tục để trẻ không có cảm giác lười ăn cũng như kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon hơn.

Không cho bé ăn nhiều đạm. Bởi, việc cung cấp quá nhiều đạm sẽ khiến trẻ đau bụng, khó tiêu và gây áp lực lên gan, thận.

Khi được 8 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng ăn thô nhiều hơn. Do đó, mẹ không nên lạm dụng việc xay, nghiền nhuyễn thức ăn.

Không hâm lại cháo, thức ăn nhiều lần bởi việc này sẽ gây mất chất dinh dưỡng.

Khi cho trẻ ăn dặm, các mẹ cần lên lịch ăn sáng, ăn trưa và ăn tối một cách khoa học để giúp con làm quen với giờ ăn và cữ ăn. Nên cho bé ăn 2 – 3 bữa chính mỗi ngày và đan xen là bữa ăn nhẹ (có thể là hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…)

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 chuẩn dinh dưỡng

Cháo thịt bò súp lơ

Mẹ nên bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi giúp bé có đầy đủ dưỡng chất để phát triển

Mẹ nên bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi giúp bé có đầy đủ dưỡng chất để phát triển

Ninh nhừ gạo thành cháo trên lửa nhỏ.

Thịt bò thái nhỏ, xay nhuyễn mịn. Súp lơ rửa sạch, đem băm nhỏ.

Khi cháo chín, đổ hỗn hợp thịt bò, súp lơ vào rồi khuấy đều. Tiếp tục đun trên lửa nhỏ khoảng 3 – 5 phút rồi tắt bếp, để cháo nguội, cho bé ăn.

Cháo thịt gà bí đỏ phô mai

Mẹ có thể cung cấp protein và đạm vào thực đơn cho bé ăn dặm bằng các loại thực phẩm như: Thịt gà, thịt heo, thịt bò, sữa, trứng…

Mẹ có thể cung cấp protein và đạm vào thực đơn cho bé ăn dặm bằng các loại thực phẩm như: Thịt gà, thịt heo, thịt bò, sữa, trứng…

Dùng nước luộc gà ninh cháo thật nhừ.

Bí đỏ rửa sạch, thái miếng nhỏ cho vào nấu cùng cháo. Khi bí đỏ chín, dùng thìa tán nhuyễn.

Thịt gà đã luộc chín đem xay nhỏ hoặc băm nhuyễn. Tiếp đến cho thịt vào nấu cùng cháo.

Đun nhỏ lửa đến khi chín thì cho thêm chút phô mai và muối. Có thể cho thêm ít rau thơm băm nhỏ để tăng mùi vị, giúp bé ăn ngon hơn.

Cháo trứng gà khoai lang

Thay đổi thực đơn ăn dặm giúp trẻ không có cảm giác lười ăn

Thay đổi thực đơn ăn dặm giúp trẻ không có cảm giác lười ăn

Ninh cháo cho thật nhừ.

Khoai lang rửa sạch, hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Trộn khoai lang với sữa khi còn nóng.

Sau đó cho khoai lang vào cháo, khuấy đều cho đến khi cháo và khoai lang quyện đều thì cho lòng đỏ trứng vào. Tiếp tục đun khoảng 1-2 phút rồi tắt bếp, để nguội, cho bé ăn.

Hi vọng với một số thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi trên đây, các mẹ bỉm sữa có thể xây dựng cho con một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Nguồn : Sức khỏe 24h