Không giống như khoai tây, khoai lang khá giàu carbohydrate cũng như chất xơ. Hương vị ngọt ngào của loại củ này cũng góp phần làm thỏa mãn cơn thèm ngọt khi mang thai. Tuy nhiên, vẫn có không ít thắc mắc rằng liệu mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có được ăn khoai lang không. Bởi đây là tình trạng sức khỏe cần được đặc biệt quan tâm.
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Các thành phần dinh dưỡng trong 100 gram khoai lang sống là:
- Năng lượng: 64 kcal
- Protein: 0,91g
- Tổng lipid (chất béo): 0g
- Carbohydrate: 16,36g
- Chất xơ: 2,7g
- Đường: 3,64g
- Canxi: 24mg
- Sắt: 0,5mg
- Natri: 64mg
- Calo: 86
Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa nhiều khoáng chất có lợi khác, chẳng hạn như: vitamin A, E và C.
Lợi ích của khoai lang với bà bầu
Một số lợi ích cơ bản mà khoai lang mang đến cho bà bầu gồm:
- Vitamin A: Việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang có thể giúp duy trì mô, sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và cũng hỗ trợ quá trình trao đổi chất của mẹ bầu.
- Kali: Phụ nữ mang thai cần nhiều kali hơn so với bình thường. Khoai lang chứa kali, giúp cân bằng lượng chất lỏng bên trong cũng như hỗ trợ điều hòa huyết áp.
- Cung cấp axit folic: Mẹ bầu cần 400mcg axit folic mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ dị tật cột sống và 100g khoai lang chứa 40 đến 90 mcg axit folic. Do vậy, việc thỉnh thoảng thưởng thức loại củ này là một ý kiến khá hay.
- Chỉ số glycemic (GI) thấp: Thực phẩm với chỉ số glycemic (GI) thấp như khoai lang được xem là món ăn khá lý tưởng bởi chúng sẽ không làm cho lượng đường trong máu tăng vọt sau khi ăn.
Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?
Dẫu thường được ví von là “thực phẩm cho người nghèo”, khoai lang lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn khoai tây khá nhiều. Bên cạnh đó, loại củ này còn dễ bị hiểu nhầm rằng không tốt cho bệnh nhân đái tháo đường bởi vị ngọt tự nhiên mặc dù chúng có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn khoai tây.
Khoai lang có hàm lượng chất xơ gần như gấp đôi khoai tây và lượng canxi cũng cao gấp 4 lần so với khoai tây. Yếu tố này làm cho khoai lang trở nên hữu ích hơn đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ vì bà bầu thường bị táo bón và cũng cần phải bổ sung canxi cho sự phát triển của thai nhi lẫn bản thân.
Khoai lang cũng có tác dụng chống tăng huyết áp, có lợi ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, vì họ dễ bị tăng huyết áp. Do vậy, nếu bạn đang thắc mắc tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không thì câu trả lời chính là có.
Mách mẹ bầu cách ăn khoai lang khi bị đái tháo đường thai kỳ
Sau khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không, bạn cũng đừng bỏ qua việc ăn khoai lang bao nhiêu là đủ cũng như cách ăn khoai an toàn, chẳng hạn như cần lưu ý:
- Không ăn khoai sống
- Nên ăn khoai luộc hoặc hấp
- Không ăn khoai đã mọc mầm
- Tham khảo bác sĩ về khẩu phần khoai lang phù hợp vì mỗi mẹ bầu sẽ có một thể trạng khác nhau.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích!
Nguồn : bau.vn