Cách khắc phục tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam

Tình trạng ly hôn ở Việt Nam đang là một trong những vấn đề hot được nhiều người quan tâm. Vậy, làm sao khắc phục được tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam, cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thực trạng này nhé!

Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam

Đời sống vợ chồng từ “màu hồng” giáng xuống “màu xám xịt”, tình trạng trầm trọng kéo dài thì ly hôn chính là biện pháp tốt nhất được nhiều người lựa chọn để giúp cuộc sống tốt hơn.

Theo nghiên cứu hiện nay, cứ bình quân có 3 cặp kết hôn thì sẽ có một cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất theo từng năm. Cũng theo nghiên cứu này, có khoảng 43,3% người cảm thấy cuộc sống của mình được tự do, tự tại, tốt đẹp hơn sau khi ly hôn.

Theo đó, tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam (vietnam divorce rate) hiện nay đang tăng cao và chiếm khoảng 31%-40% nghĩa là cứ ba cặp kết hôn sẽ có một cặp ly hôn. Theo số liệu thống kê, thì tình trạng ly hôn ở Thành Phố Hồ Chí Minh cao nhất nằm trong khoảng 70% các cặp tan vỡ.
Còn theo báo cáo của tòa án, trung bình hàng năm Việt Nam có khoảng 600.000 vụ ly hôn, có đến 70% vụ ly hôn là do phụ nữ đệ đơn.

Thời điểm nào nên quyết định ly hôn

Ly hôn là điều không ai muốn, nhưng có những trường hợp không thể hàn gắn dù đã có rất nhiều cố gắng. Có nhiều lý do để thấu hiểu, tha thứ và thông cảm cho nhau nhưng những lỗi lầm cứ thế tiếp diễn thì không thể nhắm mắt làm ngơ.

Khi cả hai bên hết tình cảm

Kết hôn một thời gian dài, tình yêu đôi lứa có thể bị hao mòn, giảm sút bởi nhiều lý do và các yếu tố bên ngoài tác động. Đời sống vợ chồng cũng dần trở nên lạnh nhạt, dần tách biệt và không còn muốn gắn bó xây dựng hạnh phúc gia đình nữa.

Có nhiều lý do khiến cho vợ chồng hết tình cảm với nhau, không còn muốn gắn bó như trước: Mâu thuẫn gia đình, có các mối quan hệ ngoài luồng, tài chính khó khăn,… dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được, lúc này nhiều người lựa chọn giải pháp là chấm dứt hôn nhân để mỗi người có một hướng đi mới.

Không thấy hạnh phúc khi sát cánh cùng nhau

Bước vào cuộc sống hôn nhân là cách để cả hai trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Nhưng không ít người vỡ mộng khi nhận ra bạn đời của mình ngày càng vô tâm, không có trách nhiệm với gia đình, còn ham chơi và không có tinh thần cầu tiến.

Trong hôn nhân, cần sự chân thành, nhiệt huyết, nhẫn nại và chịu đựng của cả hai. Đôi bên phải cùng nhau phát triển, định hướng, chia sẻ cho đối phương và tiền đề để khắc phục mọi khó khăn, áp lực trong hôn nhân hoặc trong đời sống.

Khi sức khỏe bị đe dọa

Hôn nhân không thể tồn tại khi mỗi ngày đều chịu tra tấn, xúc phạm, chì chiết. Đến một thời điểm nào đó, sức khỏe và sự chịu đựng vượt quá giới hạn và hôn nhân sẽ rạn nứt. Ly hôn trong trường hợp này chính là sự giải thoát cho nhau.

Kiệt quệ tài chính gia đình

Mỗi người đều có những cám dỗ bởi các thú vui phù phiếm bên ngoài xã hội. Khi đối phương có các dấu hiệu nghiện những thứ làm tiêu hao tài chính của gia đình mà không chịu dừng lại dù đã có cơ hội thay đổi,.. Những thú vui như cờ bạc, ma túy, mại dâm,.. nếu đối phương không hợp tác cai nghiện hoặc có dấu hiệu sửa đổi thì việc gia đình ly tán là chuyện sớm muộn mà thôi.

Ảnh hưởng xấu đến con cái

Một đứa trẻ cần được nuôi dưỡng, lớn lên trong một môi trường sống an toàn, lành mạnh và văn minh. Nếu một gia đình xuất hiện tình trạng bạo lực, có những hành vi gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ hoặc có dấu hiệu của việc ngoại tình thì không còn là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của bé. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách, suy nghĩ và lối sống của bé khi trưởng thành.

Khi gặp phải tình huống này, người trong cuộc cần nhìn nhận lại để khắc phục vấn đề hoặc chấm dứt tình trạng hôn nhân nhanh nhất có thể.

Biện pháp giảm tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam hiệu quả

Để giảm thiểu tỷ lệ hôn nhân ở Việt Nam thì điều quan trọng nhất vẫn là gia đình. Gia đình cần biết quan tâm, dành nhiều thời gian cho nhau, cùng nhau xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Đứng trước những vấp ngã, khó khăn, áp lực, các thành viên trong gia đình phải cùng nhau sẻ chia, tìm hướng giải quyết, trò chuyện khéo léo trên tinh thần xây dựng. Vợ chồng cần thường xuyên tìm cách hâm nóng tình cảm, đừng thờ ơ với nhau và cũng đừng xem hôn nhân chỉ là vấn đề riêng của đối phương.

Ngoài ra, các giải pháp tác động bên ngoài cũng cần được chú trọng hơn như:

  • Tích cực tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống phù hợp với thuần phong mỹ tục.
  • Nhà trường nên có các buổi giáo dục tâm sinh lý cho các em học sinh.
  • Các cơ quan, hiệp hội cấp xã, phương cần nâng cao công tác hòa giải ngay khi các gia đình bắt đầu xảy ra mâu thuẫn.

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thực trạng tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam cũng như biện pháp khắc phục tình trạng này. Hy vọng, những thông tin này sẽ bổ ích cho các cặp vợ chồng, nhất là những cặp vợ chồng trẻ, cần thấu hiểu và lắng nghe nhau để giữ lửa cho hạnh phúc gia đình.

 

Nguồn : bau.vn