1. Dùng nước đóng chai để pha sữa.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nước khoáng, nước suối đóng chai. Trong mỗi lít nước khoáng có chứa hàm lượng cao canxi, natri. Các khoáng chất này sẽ trở nên dư thừa khi được pha chung với sữa công thức vì trong sữa công thức đã có rất nhiều chất bổ sung. Điều này có thể dẫn đến nhiều tác hại như cơ thể trở nên mệt mỏi, khát nước, thận làm việc kém hiệu quả…
Ngoài ra, dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ em uo1ng có nguy co tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm. Vì thế, các mẹ chỉ nên dùng nước đun sôi để nguội khi pha sữa cho bé
2. Pha sữa sẵn để dành
Một số mẹ vì tiện lợi nên thường pha sẵn cả bình lớn sữa, cất trong tủ lạnh để dùng dần. Điều này hoàn toàn không tốt. Sữa pha rồi để trong nhiệt độ phòng chỉ giữ được khoảng 1 tiếng. Nếu mẹ pha bình lớn và giữ trong tủ lạnh, sữa chỉ có hạn sử dụng trong 24 tiếng sau khi pha. Loại sữa đóng chai sau khi mở nắp cũng chỉ để được 48 tiếng
3. Giữ lại phần sữa thừa để bé bú cữ sau
Nhiều mẹ vì tiếc sữa thừa nên sẽ giữ lại để bé ăn tiếp cữ sau. Nhưng khi bé đã ngâm miệng vào bình sữa, vi khuẩn trong miệng của bé tiếp xúc với sữa, làm biến dạng sữa. Một bình sữa bé đã ngậm chỉ sử dụng trong vòng 60 phút. Nếu bé bú quá lâu, mẹ nên đổ phần sữa dư.
4. Pha sữa với nước cháo
Trong sữa bột có nhiều vitamin A, còng trong nước cháo có chất liposidase, là một chất phá hủy vitamin A. Việc pha thêm nước cháo vào sữa sẽ khiến giảm lượng vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, tinh bột trong nước cháo sẽ cạnh tranh hấp thụ với canxi. Khi sử dụng nhiều sữa pha với nước cháo, trẻ có thể chậm phát triển chiều cao, chậm mọc răng…Ngoài ra, sữa pha với nước cháo loãng sẽ làm biến chất, gây rối loạn tiêu hóa từ đó dẫn đến sụt cân ở bé.
5. Thay đổi lượng thìa bột trong một mức nước pha nhất định
Nhiều chị em vì mục đích như muốn con tăng cân tốt hơn hoặc tiếc tiền sữa nên thay đổi lượng thìa bột khi pha sữa. Điều này là không nên vì với trẻ, nguồn dinh dưỡng chính là từ sữa. Nếu pha quá đặc, bé sẽ thiếu nước. Nếu pha quá loãng, bé sẽ không có đủ dinh dưỡng.
Các công ty sữa đã đề ra tỷ lệ chuẩn nhất cho bột và nước nên các mẹ đừng thay đổi theo ý mình.
Nhiều chị em vì mục đích như muốn con tăng cân tốt hơn hoặc tiếc tiền sữa nên thay đổi lượng thìa bột khi pha sữa.
6. Không khử trùng bình sữa và núm ti
Bình sữa, núm vú, và các dụng cụ khác để phai sữa đều cần phải khử trùng trước khi sử dụng.
Tất cả bình sữa, núm ti và những dụng cụ dùng để pha sữa khác đều phải được tiệt trùng ít nhất một lần khi mới bắt đầu sử dụng. Từ sau đó, mẹ có thể sửa với nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi. Đó là khuyến cáo chung của tất cả các hãng sản xuất bình sữa và đồ dùng trẻ em.
7. Làm nóng sữa bằng lò vi sóng
Tuy lò vi sóng làm nóng nhanh thực phẩm nhưng sóng từ lò sẽ phá hủy các vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, sóng còn tạo ra những điểm nóng lạnh không đều khiến bé có thể bị bỏng. Mẹ nên làm nóng sữa bằng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc ngâm bình sữa khoảng 1 phút trong bát nước nóng
Làm nóng sữa bằng lò vi sóng
8. Nước pha sữa không đủ nóng
Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến khích nước pha sữa cần phải nóng đến ít nhất là 70 độ C để thanh trùng, diệt vi khuẩn trong cả nước và cả sữa công thức. Nước để pha sữa còn phải là nước không để quá 30 phút sau khi đun sôi. Trước khi cho em bé uống, hãy làm mát một cách nhanh chóng bằng cách để bình sữa dưới vòi nước đang chảy, cho đến khi sữa hạ nhiệt độ đến mức vừa phải để bé uống được.
9. Cho bé bú quá lâu
Một chai sữa nóng luôn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Kể cả vi khuẩn từ nước bọt của bé cũng có thể sinh sản ngay trong bình sữa khi bé ngậm quá lâu. Tổ chức WHO khuyến cáo, nếu sau 2 tiếng đồng hồ mà bé không chịu “ti” hết bình thì cần bỏ bình sữa đi. Nếu mẹ mang bình sữa đã pha sẵn đi theo trong khi đi xa, bình sữa cần phải được bỏ đi sau 24 giờ không sử dụng.
10. Cho bé bú quá nhiều
Chính bé yêu của bạn là người quyết định chính xác nhất bé cần ăn bao nhiêu là đủ. Mẹ đừng hi vọng một em bé sơ sinh luôn luôn bú hết sạch bình sữa trong mỗi lần ăn. Nếu thấy bé ngừng bú thì mẹ cũng không phải ép bé bú tiếp.
Không nên cho bé bú quá nhiều
11. Để bé ngủ trong lúc đang bú sữa
Nguy cơ bé hóc, nghẹn, nôn trớ khi ngủ gật trong lúc bú sữa là rất cao. Ngoài ra thì răng của bé cũng dễ bị sâu nếu ngậm sữa trong một thời gian dài.
12. Để bé tự bú sữa một mình
Đừng bao giờ để bé tự cầm bình sữa và tu một mình, nguy cơ nôn trớ và nghẹt thở cũng rất cao.
12. Hâm nóng sữa hơn 10 phút
Khi hâm nóng bình sữa, các mẹ phải chú ý lấy bình ra trong 10 phút. Để quá 10 phút có thể sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong sữa. Điều này có thể khiến em bé bị tiêu chảy.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nhung-sai-lam-thuong-gap-khi-pha-sua-cong-thuc-cho-tre-so-sinh-a180753.html