Bị trĩ khi mang thai hay việc táo bón khá phổ biến trong thời gian mẹ mang bầu. Nhiều bà bầu trong thời gian thai kỳ thường bị nóng trong dẫn đến táo bón và sau đó bị trĩ. Cứ 10 phụ nữ mang thai thì 7-8 người sẽ bị bệnh lý này.
Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai
Đau rát và ngứa hậu môn
Tình trạng đau rát thường xuất hiện kèm với triệu chứng đại tiện ra máu, nhất là khi bạn rặn nhiều, phân to cứng do táo bón. Khi rửa bằng nước hoặc lau bằng giấy vệ sinh bạn có cảm giác đau rát.
Cảm giác như đại tiện chưa hết
Tình trạng này là khi bạn đi đại tiện và cảm thấy như chưa đi hết nên lại cố gắng rặn nhưng không được. Không ít người dùng đến dung dịch bơm hỗ trợ tống phân hoặc tự móc phân để giải tỏa bức bối khiến hậu môn bị tổn thương làm bệnh thêm trầm trọng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lớp mô ở bên trong hậu môn bị phù nề hoặc búi trĩ xuất hiện chèn ép, làm hẹp đường ra của phân khiến bạn không đi đại tiện hết.
Đại tiện ra máu
Nguyên nhân là do tình trạng căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng, gây viêm sưng và dẫn đến chảy máu. Tình trạng xuất huyết thường kéo dài dai dẳng và khi chuyển biến nặng máu có thể chảy ra ồ ạt thành giọt hoặc phun thành tia. Nếu không điều trị, bạn có thể bị thiếu máu.
Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.
Tình trạng ngứa hậu môn thường diễn ra sau khi bạn cảm thấy đau rát. Nguyên nhân là do hậu môn bị trầy xước, nứt khi rặn đại tiện, khiến vùng da ở xung quanh hậu môn của bạn ẩm ướt và bị viêm, dẫn đến ngứa ngáy khó chịu.
Triệu chứng này thường xuất hiện ngắt quãng nên bạn dễ nhầm sang táo bón hay nứt kẽ hậu môn. Thực chất đây là lúc búi trĩ đang phát triển ngày một to lên, sau một thời gian sẽ lòi ra ngoài.
Cách đề phòng bị trĩ khi mang thai
Giữ vệ sinh hậu môn
Sau khi đi vệ sinh, các mẹ hãy chú ý vệ sinh nhẹ nhàng vùng hậu môn bằng những loại giấy mềm mịn, khăn ướt sạch không tẩm hương hay chất có cồn. Tránh dùng những loại giấy thô ráp gây tổn thương vùng kín.
Tránh ngồi quá lâu
Với những bà bầu bị trĩ vào những tháng cuối thai kỳ, hãy dành thời gian đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi tránh trường hợp ngồi quá lâu sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Điều này dẫn đến tăng mức độ của bệnh trĩ lên rất cao.
Không ăn những thực phẩm cay nóng
Thay vì ăn những thực phẩm cay nóng hay khó tiêu hóa thì các mẹ bầu hãy lựa chọn những loại rau củ quả xanh, uống nhiều nước và đồ ăn nhiều chất xơ giúp cho thanh lọc cơ thể và làm mát từ trong ra ngoài.
Tập luyện thể thao
Việc sử dụng những bài tập là một trong những phương pháp hữu ích chữa trĩ. Đơn giản là việc hãy đi bộ liên tục để tốt cho vùng xương chậu, tập kegel cũng rất tốt cho việc đẩy lùi việc bà bầu bị trĩ.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/giai-cuu-nhung-thac-mac-ba-bau-bi-tri-khi-mang-thai-a188885.html