Tăng huyết áp thai kỳ là nguyên nhân đứng thứ hai sau băng huyết sau sinh gây tử vong cho bà mẹ, ngoài ra nó còn làm tăng tỷ lệ bệnh tật cho cả mẹ và thai nhi. Vậy đâu là cách lên thực đơn đúng đắn nhất?
1. Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng huyết áp bà mẹ tăng cao trong thời gian mang thai trị số huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg.
Tăng huyết áp thai kỳ gồm các thể lâm sàng sau:
- Tăng huyết áp mạn tính: Thường xuất hiện trước tuần thứ 20 của thai kỳ và kéo dài hơn 42 ngày sau khi sinh.
- Tăng huyết áp thai kỳ: Xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và thường hồi phục trong vòng 42 ngày sau sinh.
- Tiền sản giật: tăng huyết áp do thai với tiểu đạm ý nghĩa [> 0,3 g/24 giờ hoặc tỉ số albumin:creatinin niệu (ACR) ≥ 30 mg/mmol].
- Tăng huyết áp mạn tính cộng với tăng huyết áp thai kỳ kèm tiểu đạm.
- Tăng huyết áp không phân loại được trước sinh: thuật ngữ này được sử dụng khi huyết áp được đo lần đầu sau tuần thứ 20 của thai kỳ và tăng huyết áp được chẩn đoán xác định; bệnh nhân cần được đánh giá lại sau 42 ngày hậu sản.
2. Triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ
Biểu hiện tăng huyết áp thai kỳ thường khác nhau ở mỗi bệnh nhân, đôi khi bệnh nhân bị tăng huyết áp thai kỳ nhưng có thể hoàn toàn không có triệu chứng.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Cao huyết áp
- Có protein trong nước tiểu (để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật)
- Phù (sưng)
- Tăng cân đột ngột
- Thay đổi thị giác như mờ hoặc nhìn đôi
- Buồn nôn ói mửa
- Đau bụng bên phải hoặc đau quanh dạ dày
- Đi tiểu một lượng nhỏ
- Thay đổi xét nghiệm chức năng gan hoặc thận
3. Thực đơn bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ
– Những thực phẩm nên ăn:
Các thực phẩm chứa đạm có nguồn gốc từ đậu tương là gợi ý cho những mẹ bầu bị cao huyết áp
- Nên ăn thực phẩm chứa đạm có nguồn gốc từ thực vật: đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương…
- Nên ăn thực phẩm chứa chất bột đường: hạt ngũ cốc, khoai củ và bột mì…
- Nên ăn thực phẩm chứa chất béo có nguồn gốc từ thực vật: dầu phộng, dầu mè, dầu olive, dầu nành.
- Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm A, C, E, A và các nguyên tố vi lượng.
Những thực phẩm cần giảm:
Mẹ bầu bị cao huyết áp nên giảm ăn ngọt
- Nên hạn chế muối, ăn 6g/ngày (Natri ≤ 2000mg/ngày). Nếu phù và suy tim thì giảm muối ăn từ 2 – 4g/ngày.
- Giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều đường: bánh kẹo, trái cây ngọt, kem…
- Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối: khô, thịt nguội, dưa muối chua…
- Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo có nguồn gốc từ động vật, nhiều cholesterol như: thức ăn nhanh, phủ tạng (gan, tim, thận), thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ
- Giảm uống rượu, nước ngọt, cà phê, chè đặc,…
Mẹ bầu bị cao huyết áp sẽ ảnh hưởng rất nhiều cả mẹ và thai nhi. Nhưng thay vì chỉ biết hoang mang, lo lắng về điều đó thì mẹ hãy thay đổi ngay từ chế độ ăn hàng ngày. Vì con là quan trọng nhất nên Bầu tin chắc chắn mẹ sẽ làm được.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/bac-si-tu-van-len-thuc-don-cho-ba-bau-bi-tang-huyet-ap-thai-ky-a181162.html