Vì sao trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ?
Lịch tiêm chủng cho bé sơ sinh chắc chắn mẹ nào cũng cần nắm rõ vì trẻ sơ sinh sức đề kháng của trẻ còn rất non yếu. Trong khi đó, điều kiện môi trường phức tạp, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ diễn biến bất thường… tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm phát triển.
Lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ chính là giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể. Kháng thể được hình thành có nhiệm vụ tiêu diệt vi rút, vi khuẩn và tồn tại trong máu để bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây bệnh ở những lần xâm nhập sau.
Lịch tiêm chủng cho bé sơ sinh theo từng tháng tuổi chính xác và đầy đủ nhất mẹ cần biết
1. Trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh sẽ được tiêm hai mũi vacxin đó là viêm gan B và vacxin phòng bệnh lao. Vacxin phòng bệnh viêm gan B mũi 1 sẽ được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh hoặc phải tiêm sớm nhất có thể nếu không thực hiện được trong 24 giờ đầu.
Loại vacxin thứ hai trẻ sơ sinh cần tiêm trong vòng 30 ngày đầu sau khi sinh đó là vacxin phòng bệnh lao phổi hay còn gọi là vacxin BCG.
2. Giai đoạn trẻ 1 tháng tuổi
Nếu người mẹ có mang virus viêm gan B thì trẻ sẽ được tiêm vacxin viêm gan B mũi 2 vào thời gian này. Nếu không, vacxin viêm gan B mũi 2 sẽ được tiêm cùng với vacxin 6 trong 1 vào giai đoạn trẻ được 2 tháng tuổi.
3. Giai đoạn trẻ từ 6 tuần đến 2 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ sẽ được tiêm phòng khá nhiều loại vacxin.
– Vacxin uống liều 1 phòng tiêu chảy do Rotavirus.
– Từ 6 tuần tuổi trở lên, cần đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng bệnh viêm màng não, viêm phổi và viêm tai giữa do phế cầu mũi 1.
– Tiêm các loại vacxin phòng viêm gan B mũi 2 (nếu mẹ không có virus viêm gan B), vacxin phòng bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm họng, viêm phế quản, viêm màng não mủ, viêm phổi do Haemophilus influenzae mũi 1.
– Ngoài ra, cũng có thể cho trẻ dùng vacxin 6 trong 1 trong Chương trình tiêm chủng dịch vụ hay vacxin 5 trong 1 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cùng với vacxin uống phòng bệnh bại liệt.
4. Giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi
– Vacxin uống phòng tiêu chảy do Rotavirus liều 2.
– Tiêm vacxin để phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu, viêm màng não mũi 2.
– Tiêm các vacxin để phòng viêm gan B mũi 3 và vacxin phòng bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm họng, viêm phế quản, viêm màng não mủ, viêm phổi do Haemophilus influenzae mũi 2.
– Cũng có thể dùng vacxin 6 trong 1 mũi 2 hoặc vacxin 5 trong 1 và dùng thêm vacxin bại liệt liều
5. Giai đoạn trẻ 4 tháng tuổi
– Nếu sử dụng vacxin Rotateq của Mỹ thì cần uống vacxin phòng tiêu chảy do Rotavirus liều 3.
– Tiêm vacxin để phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu, viêm màng não mũi 3.
– Tiêm các vacxin để phòng viêm gan B mũi 4 và vacxin phòng bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm họng, viêm phế quản, viêm màng não mủ, viêm phổi do Haemophilus influenzae mũi 3.
– Cũng có thể dùng vacxin 6 trong 1 mũi 3 hoặc vacxin 5 trong 1 và dùng thêm vacxin bại liệt liều 3.
6. Giai đoạn trẻ 5 tháng tuổi
Nếu trong giai đoạn trước trẻ sử dụng vacxin 5 trong 1 và uống vacxin phòng bại liệt thì giai đoạn này cần cho trẻ tiêm thêm 1 mũi vacxin phòng bệnh bại liệt.
7. Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi
– Vacxin phòng bệnh cúm: tiêm mũi 1 vào giai đoạn này, sau 1 tháng thì tiêm mũi 2 và tiêm nhắc lại hàng năm.
– Vacxin phòng bệnh viêm màng não do mô cầu B, C: 2 mũi tiêm cách nhau tối thiểu từ 6 đến 8 tuần, thông thường là 8 tuần.
8. Giai đoạn trẻ từ 9 -12 tháng tuổi
– Vacxin sởi hay vacxin phòng sởi – quai bị – rubella (MMR) mũi 1: Nếu tiêm mũi này trong khoảng 9 -12 tháng tuổi thì mũi tiêm nhắc lại cần được thực hiện sau 6 tháng. Mũi MMR được tiêm nhắc lại sau 4 năm. Nếu xuất hiện dịch sởi, mũi vacxin phòng sởi MVVAC hay vacxin MMR phòng sởi – rubella có thể được tiêm khi trẻ chỉ mới 6 tháng tuổi.
– Nếu chưa được tiêm vacxin phòng sởi trước 1 tuổi thì cần tiêm ngay vắc-xin MMR phòng sởi-quai bị-rubella mũi 1, 6 tháng sau có thể tiêm tăng cường thêm 1 mũi vacxin MVVAC phòng sởi hoặc vacxin MR sởi – rubella và nhắc lại MMR mũi 2 sau 4 năm sau.
– Vacxin Imojev phòng viêm não Nhật Bản: 2 mũi tiêm cách nhau từ 1 đến 2 năm và có thể được tiêm cùng đợt hoặc cách tối thiểu 1 tháng với vacxin phòng sởi hay phòng sởi – quai bị – rubella.
9. Giai đoạn trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi
Lịch tiêm chủng cho bé trên 1 tuổi đến 2 tuổi như sau:
– Vacxin phòng viêm não Nhật Bản B: Nếu chưa tiêm mũi 1 của vacxin Imojev thì có thể chọn 1 trong 2 loại này. Vacxin Imojev được tiêm nhắc lại sau 2 năm.
– Vacxin Jevax mũi 1, mũi thứ 2 được tiêm sau khoảng 1 đến 2 tuần, mũi 3 tiêm sau đó 1 năm rồi tiếp tục tiêm 3 năm một lần ít nhất là cho đến khi 15 tuổi.
– Vacxin phòng thủy đậu mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 sau 4 năm.
– Vacxin phòng viêm gan A mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 sau 6 – 12 tháng.
-Vacxin để phòng viêm gan B và vacxin phòng bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm họng, viêm phế quản, viêm màng não mủ, viêm phổi do Haemophilus influenzae hay vacxin 6 trong 1 mũi 4. Phải hoàn thành tiêm vacxin này trước 24 tháng tuổi.
– Vacxin phòng bệnh thương hàn: Có thể tiêm từ khi trong 24 tháng tuổi và nhắc lại sau 3 năm.
Lợi ích đem lại của tiêm vaccin là giúp kích thích hình thành kháng thể thông qua hệ miễn dịch. Các kháng thể này có nhiệm vụ nhận diện, phát hiện và tiêu diệt virus giúp bảo vệ cơ thể của trẻ trong các lần xâm nhập sau. Vì vậy, các mẹ phải theo dõi lịch tiêm chủng cho bé sát sao để đảm bảo tiêm đủ liều vaccin cho con yêu của mình, giúp cơ thể của trẻ có thể được bảo vệ một cách tốt nhất.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/lich-tiem-chung-cho-be-so-sinh-theo-tung-thang-tuoi-chinh-xac-va-day-du-nhat-me-can-biet-a191947.html
Tags: tiêm vắc-xin cho trẻ