Trẻ tiêm phòng bị sưng cứng vết tiêm có nguy hiểm không? cách xử lý ra sao?

Có rất nhiều trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng xuất hiện tình trạng sưng cứng vết tiêm. Vậy nguyên nhân là do đâu? Trẻ tiêm phòng bị sưng cứng vết tiêm có nguy hiểm không? và cách xử lý ra sao?

Nguyên nhân khiến trẻ tiêm phòng bị sưng cứng

1. Do vacxin gây ra

Trẻ tiêm phòng bị sưng cứng có thể xuất phát từ đặc tính vốn có của vacxin do vacxin thường có liều lượng và phản ứng cao. Ngoài ra, số ít trường hợp trẻ bị sưng đau chỗ tiêm vì vacxin kém chất lượng.

2. Cơ địa của bé nhạy cảm

Đối với người lớn, việc tiêm phòng chỉ như vết kiến cắn nhưng với làn da nhạy cảm của trẻ đó lại là tác động lớn. Đặc biệt với những trẻ có cơ địa nhạy cảm, con có thể bị sưng cứng ở vùng da tiêm phòng.

Trẻ tiêm phòng bị sưng cứng

Cơ địa của bé nhạy cảm

3. Sai sót khi tiêm

Tình trạng này có thể xảy ra nếu nhân viên y tế mắc phải sai sót khi tiêm chủng. Đó có thể là lỗi sai trong khâu chuẩn bị, hồi chỉnh, kỹ thuật tiêm, cách sử dụng và bảo quản vacxin.

4. Trùng hợp ngẫu nhiên

Có đôi khi biểu hiện xảy ra sau khi tiêm phòng không liên quan đến vacxin và sai sót khi tiêm chủng mà đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với một bệnh lý sẵn có nào đó trong cơ thể của trẻ.

Trẻ tiêm phòng bị sưng cứng có nguy hiểm không?

Một số trẻ sau khi đi tiêm về thì vết tiêm bị tấy đỏ kèm sưng cứng. Theo chuyên gia, trường hợp trẻ tiêm phòng bị sưng cứng là điều bình thường, không cần quá lo ngại. Bởi vì tình trạng sưng cứng này thường giảm dần sau 6-8 tiếng sau tiêm hoặc vài ngày sau tiêm, thời gian hồi phục tùy vào cơ địa của từng trẻ.

Hơn nữa các mũi tiêm phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà là loại mũi tiêm gây ra đau nhức, sưng cứng hơn so với những mũi tiêm khác. Chúng có thể làm cho trẻ bị sốt, ngoài ra thời gian đau nhức vết tiêm có thể kéo dài cả tuần mới hết.

Trẻ tiêm phòng bị sưng cứng

Trẻ tiêm phòng bị sưng cứng là điều bình thường, không cần quá lo ngại

Tuy nhiên bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng kéo dài hơn 3 ngày với mũi tiêm bình thường và kéo dài hơn 1 tuần với mũi tiêm ngừa bệnh bạch hầu – ho hà – uốn ván. Bạn hãy liệt kê ra các biểu hiện sau tiêm của bé để bác sĩ tiện theo dõi hơn.

Cách xử lý khi trẻ tiêm phòng bị sưng cứng

Để làm cho vết tiêm của trẻ bớt đau và nhanh biến mất hơn, bạn có thể thực hiện những cách sau:

  • Dùng một miếng gạc hoặc túi chườm đem chườm lạnh rồi đắp lên vết sưng của bé. Mẹ chỉ cần đặt túi chườm lên vết thường khoảng 30 giây rồi nhấc lên khoảng 5 giây, cứ lặp đi lặp lại như vậy trong 15 phút là được.
  • Bạn có thể cho bé dùng thuốc chống viêm để làm giảm bớt triệu chứng sưng đau, tấy đỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ được thực hiện khi được bác sĩ chỉ định và kê đơn.
  • Sau khi đi tiêm về, bạn cần cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, tránh cọ xát vào vết tiêm. Khi bế trẻ tránh đè hay tì vào vết tiêm của bé.
  • Sau khi đi tiêm về, bạn nên cho trẻ bú nhiều hơn. Với những bé đã có thể ăn dặm, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn và ưu tiên lựa chọn cho con thức ăn mềm, dễ nuốt.
  • Nếu áp dụng tất cả các cách trên mà tình hình vẫn không khả quan, trẻ vẫn liên tục quấy khóc trong 12-24 giờ sau tiêm thì mẹ nên cho bé đến bệnh viện làm kiểm tra.

Lưu ý rằng mẹ tuyệt đối không được đắp khoai tây, trứng gà, chanh … lên vết tiêm của trẻ. Bởi vì làm như thế có thể làm cho vết tiêm bị nhiễm trùng khiến tình trạng sưng cứng càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng