Những trường hợp sản phụ nào không được gây tê ngoài màng cứng?

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng hay còn gọi là phương pháp đẻ không đau hiện đang được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng hiểu về phương pháp này. Dưới đây là những trường hợp sản phụ không được gây tê ngoài màng cứng.

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng là phương pháp được áp dụng để giảm đau khi chuyển dạ. Trường hợp này sản phụ sẽ được giảm tình trạng đau đẻ, giúp cuộc vượt cạn trở nên nhẹ nhàng, ít tốn sức hơn.

Vậy thủ thuật gây tê ngoài màng cứng được thực hiện như thế nào?

Thủ thuật này sẽ được tiến hành cụ thể đó là: Các mẹ sẽ nằm nghiêng một bên hoặc ngồi để gây tê ngoài màng cứng.

san phu

Tiếp đó, sẽ được bôi dung dịch sát khuẩn bên ngoài da, thuốc gây tê cục bộ được tiêm vào cơ thể và ngay sau đó các bác sỹ sẽ đâm mũi kim gây tê ngoài màng cứng qua khu vực đã được làm tê ban đầu.

Ống thông bằng chất dẻo đặc biệt, nhỏ như sợi tóc được luồn vào khoang màng cứng, kim sẽ được loại bỏ và ống thông này sẽ được dán cố định vào phần lưng sản phụ. Khi sản phụ nằm xuống, thuốc tê sẽ được đẩy qua ống thông và được nối với một bơm cung cấp thuốc tê liên tục trong quá trình sinh nở.

Mẹ thắc mắc: Gây tê ngoài màng cứng có hại cho mẹ và bé không?

Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, lượng thuốc đi vào dòng máu là khá nhỏ và với thủ thuật gây tê tủy sống, lượng thuốc còn ít hơn nữa. Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng rằng một lượng nhỏ thuốc mà em bé hấp thu vào cơ thể có thể gây hại cho em bé.

san phu

Vậy những trường hợp sản phụ nào không được phép gây tê ngoài màng cứng?

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng là một phương pháp phổ biến, được nhiều mẹ lựa chọn. Tuy nhiên nó lại không phù hợp với tất cả các mẹ. Không phải sản phụ nào cũng được phép gây tê ngoài màng cứng. Vậy đó là những trường hợp nào?

– Trường hợp các mẹ đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ

– Mẹ có chất lượng máu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác

– Tình trạng thừa cân khiến các bác sỹ gặp khó xác định được vị trí khoang trên ngoài màng cứng để truyền thuốc vào

– Các trường hợp mẹ bị chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc không đạt điều kiện thích hợp cho thủ thuật đẻ không đau, vì có thể dễ bị tụt huyết áp đột ngột

– Trường hợp cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm)

– Sản phụ sốt cao, có nhiễm trùng tại vị trí tiêm ở lưng (mụn mủ, nhiễm trùng da…), viêm cấp tính, nhiễm trùng huyết
– Trường hợp bị rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông máu.
– Dị ứng với thuốc tê nhóm amid
– Tụt huyết áp nặng chưa điều chỉnh được
– Sản phụ có bệnh lý về thần kinh, bệnh lý cột sống (lao, u, bướu…)
– Sản phụ đang chảy máu hoặc trong trường hợp cấp cứu.

– Các trường hợp sản phụ bị thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, vẹo cột sống không phải là chống chỉ định tuyệt đối của phương pháp gây tê ngoài màng cứng.

Như vậy, trên đây chúng ta đã vừa cùng nhau đi tìm hiểu về các trường hợp mẹ bầu không nên gây tê ngoài màng cứng. Tùy vào trường hợp của mỗi sản phụ mà các bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.