Các mẹ nên chú ý khi đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau là một trong những điều khác thường mà rất nhiều người không biết lý do vì sao.

Nguyên nhân khiến đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Nguyên nhân khiến đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau bắt nguồn từ các điểm mềm không bình thường.

đầu trẻ sơ sinh

Điểm mềm là gì?

Điểm mềm thường được gọi là thóp. Mỗi em bé sinh ra đều có những điểm mềm này. Các điểm mềm nhằm làm cho hộp sọ có được sự linh hoạt cần thiết để giúp em bé chui ra khỏi tử cung của người mẹ.

Các điểm mềm thường nằm ở đâu trên đầu của bé?

Các điểm mềm thường nằm trên đỉnh và phía sau đầu của trẻ sơ sinh.

Số lượng các điểm mềm phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Các điểm mềm phía sau đầu thường biến mất sau khi bé được từ 1 đến 2 tháng tuổi. Điểm mềm trên đỉnh đầu thì sau khi bé được từ 7 đến 19 tháng tuổi mới biến mất.

Cách nhận biết một điểm mềm bình thường

Mỗi điểm mềm có kết cấu khá chắc chắn với các đường cong có xu hướng hơi lõm vào trong một chút. Nếu điểm mềm bị trũng sâu, nhìn thấy rõ là sức khỏe của bé đang có vấn đề, cha mẹ cần chú ý theo dõi.

Cách điều trị cho bé

đầu trẻ sơ sinh

  • Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau do mất nước: Mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện để được truyền dịch qua miệng hoặc tĩnh mạch. Phương pháp điều trị này sẽ giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể bé. Khi cơ thể đủ chất lỏng, tình trạng bị lõm phía sau đầu của trẻ sẽ được cải thiện.

  • Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau do suy dinh dưỡng: Mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn của bé theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa.

Cách phòng ngừa tình trạng đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Để tránh cho đầu bị lõm phía sau, cách tốt nhất là mẹ nên ngăn chặn các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Trong số đó có chứng mất nước.

  • Mẹ nên cho con bú và uống nước đầy đủ.

  • Bổ sung canxi cho bé theo định kỳ.

  • Thường xuyên đưa con tới cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe cho bé.

  • Mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng phong phú để tăng chất lượng sữa cho con bú

  • Mẹ cần thực hiện việc ăn chín, uống sôi và giữ vệ sinh các dụng cụ ăn uống sạch sẽ để giúp con tránh bị tiêu chảy. Vì đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị mất nước.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng