Bàn chải đánh răng dành cho trẻ nhỏ có rất nhiều kích cỡ, hình dáng, màu sắc… khiến bạn gặp khó khăn khi chọn mua. Nếu bé cưng nhà bạn không hứng thú với việc đánh răng hãy thử tìm hiểu nguyên do. Bàn chải đánh răng quá cứng làm bé bị đau miệng hay có màu sắc và kiểu dáng mà bé không thích cũng có thể là nguyên do. Do đó, việc chọn mua được chiếc bàn chải đánh răng có màu sắc, kích cỡ phù hợp… sẽ giúp việc đánh răng của trẻ trở nên thú vị.
Để bé yêu thích việc vệ sinh răng miệng, mẹ hãy chọn bàn chải cho bé, theo các tiêu chí sau:
Hãy để trẻ chọn bàn chải có màu sắc, kiểu dáng yêu thích
Khi đi chọn mua bàn chải đánh răng cho bé, tốt nhất là bạn nên cho con đi theo cùng. Sau khi bạn đã chọn được sản phẩm theo các tiêu chí kể trên, hãy để con chọn bàn chải có màu sắc, hình dáng lạ mắt hay nhân vật hoạt hình mà con yêu thích. Điều này sẽ làm cho trẻ thích thú mỗi khi đánh răng.
Kích thước của bàn chải
Bạn không nên chọn bất kỳ một chiếc bàn chải đánh răng dành cho trẻ nhỏ rồi cho bé cưng nhà mình sử dụng mà không cần cân nhắc đến kích thước của bàn chải. Bàn chải cho trẻ nhỏ cần phải vừa vặn và thoải mái trong khoang miệng của trẻ, bé dễ dàng cầm chúng để chải răng.
Mẹ nên chọn bàn chải đánh răng theo đúng độ tuổi của con, ưu tiên loại có đầu bàn chải nhỏ để bé dễ dàng làm sạch toàn bộ bề mặt răng và những răng phía trong mà không gây đau má trong hay nướu.
Sản phẩm của các thương hiệu uy tín
Đừng vì ham rẻ hay bất kỳ lý do nào đó mà chọn mua bàn chải được bày bán trôi nổi hoặc nhãn mác không rõ ràng cho bé dùng. Những sản phẩm này thường không đạt tiêu chuẩn, tiềm ẩn nhiều vấn đề với sức khỏe răng miệng.
Chọn loại có lông mềm
Bàn chải có lông mềm là điều quan trọng thứ hai mà bạn cần quan tâm khi chọn mua bàn chải đánh răng cho bé. Nguyên do việc sử dụng bàn chải có lông cứng sẽ dễ gây tổn thương nướu, làm mòn men răng của trẻ. Ngoài ra, bạn nên lưu ý đến lông của bàn chải, hãy chọn bàn chải mà bề mặt lông dạng sóng, đầu lông mảnh giúp chải sạch những kẽ răng.
Nếu con trên 3 tuổi, bạn nên hướng dẫn con cách vệ sinh lưỡi sau khi đánh răng để chăm sóc răng miệng hiệu quả. Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng lũ vi khuẩn gây sâu răng không chỉ ẩn nấp trong các kẽ răng mà còn “đóng quân” ngay trên bề mặt lưỡi.
Nguồn : bau.vn