Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm mẹ bầu nên chú ý

Thủ thuật rạch tầng sinh môn được bác sĩ hỗ trợ mẹ sinh em bé. Tuy nhiên, bà bầu cũng cần được chú ý đến sức khỏe sau sinh.

Tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh dục nữ, đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản của chị em. Thủ thuật rạch tầng sinh môn sẽ để lại những tổn thương nhất định trên cơ thể và cần có thời gian để hồi phục.

Để quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng mà không gặp tác dụng phụ, mẹ bỉm sữa sau rạch tầng sinh môn nên kiêng ăn những thực phẩm sau đây:

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong rau củ quả ở giai đoạn đầu sau khi rạch tầng sinh môn cũng nên được dùng vừa phải. Loại thực phẩm này sẽ kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, dẫn đến việc chị em đi đại tiện, tiểu tiện nhiều lần, gây ra cảm giác đau rát và ảnh hưởng trực tiếp đến vết mổ tầng sinh môn, khiến vết thương lâu lành hơn.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Chị em phụ nữ cần hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ như món chiên, xào, nướng và thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Những món ăn này có khá nhiều năng lượng nhưng lại cung cấp rất ít chất dinh dưỡng cho cơ thể nên gây ra tác động tiêu cực đến vết thương.

Chất kích thích, bia, rượu

Mẹ đang trong quá trình lành vết mổ và cho con bú tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích hay đồ uống có cồn như bia, rượu.

tầng sinh môn

Thực phẩm quá ngọt, nhiều đường

Mẹ sau sinh và khâu tầng sinh môn nên tránh dung nạp quá nhiều đường. Vì điều này sẽ làm chậm quá trình lành vết thương và có thể dẫn đến những biến chứng khác.

Tại sao không nên ăn nhiều đường? ⋆ Hồng Ngọc Hospital

Kiêng thực phẩm gây sẹo, dị ứng

Một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng hay khiến vết thương hở miệng lâu ngày, khó lành như gạo nếp, rau muống, cua, tôm và đặc biệt là trứng… Nếu mẹ bỉm sữa ăn nhiều thực phẩm này sẽ khiến vết thương sau rạch tầng sinh môn khó hồi phục, dẫn đến sẹo.

Cách chữa Dị Ứng Tôm - Cua nhanh nhất và lưu ý cần biết

Hạn chế dùng thực phẩm dai, cứng, khó tiêu

Thực phẩm có độ dai, cứng, khó tiêu như khoai tây, chocolate, mì ống… cần dùng số lượng vừa phải để tránh gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa của chị em. Những thực phẩm này ảnh hưởng đến dạ dày, gây táo bón, làm cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé.

Ăn mỳ ống có thực sự làm giảm cân?

Ít dùng những thực phẩm lên men

Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì bao gồm luôn cả các thực phẩm lên men như sữa chua, dưa chua, giấm táo… vì sẽ khiến vết thương sau khi mổ lâu lành hơn bình thường.

Cách Làm Sữa Chua Đa Dạng Với Nhiều Hương Vị Hấp Dẫn

Nguồn : bau.vn

  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?
  • Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Tại sao sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ?

    Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?