Những dấu hiệu có thai tuần đầu tiên không phải ai cũng biết

Trễ kinh, ra máu báo, ốm nghén, buồn nôn, nhạy cảm với các mùi... là những dấu hiệu giúp các chị em phụ nữ nhận biết việc mình có thai tuần đầu tiên.

Dấu hiệu có thai tuần đầu dựa trên cách tính ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Bên cạnh đó chu kỳ kinh cuối cùng sẽ được tính là những tuần đầu tiên của thai kỳ, lúc đó có thể bạn thậm chí vẫn chưa thụ thai.

Ra máu báo

Dấu hiệu có thai tuần đầu thường gặp như đau bụng dưới hoặc chảy máu âm đạo. Hiện tượng ra máu do phôi làm tổ hay còn gọi là máu báo thai xuất hiện từ tuần 1-4, lúc này phôi nang sẽ di chuyển vào tử cung và bám vào lớp nội mạc tử cung gây ra xuất huyết. Phụ nữ rất dễ bị nhầm lẫn với ất hay bị nhầm lẫn với kinh nguyệt bình thường. Một số dấu hiệu nhận biết:

  • Màu máu: Màu hồng, đỏ hoặc nâu.
  • Lượng máu: Một lượng nhỏ máu rỉ ra. 
  • Đau bụng dưới: Cơn đau có thể nhẹ, trung bình hoặc tần suất dày đặc tùy theo cơ địa của mỗi người.

Trễ kinh

Trễ kinh là dấu hiệu giúp nhận biết có thai tuần đầu tiên và điển hình nhất. Tuy nhiên, có nhiều lý do khách quan dẫn đến việc trễ kinh nguyệt như thay đổi thói quen sinh hoạt, strees kéo dài gây nên các chị em cần theo dõi.

Để chắc chắn cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra y khoa để bản thân có thai hay không ví dụ như thử que hoặc siêu âm…

Dịch âm đạo nhiều bất thường

Ở một số phụ nữ, dấu hiệu có thai tuần đầu có thể là sự xuất hiện của khí hư màu trắng hoặc đục nó gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt.

Người mệt mỏi

Khi mang thai cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thèm ngủ. Các chuyên gia giải thích về hiện tượng này là do cơ thể người mẹ chưa quen với việc cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi bào thai. Bên cạnh đó, lượng hóc mon Progesterone tiết ra nhiều hơn khiến năng lượng bị đốt cháy nhanh hơn gây nên tình trạng mệt mỏi ở thai phụ có thai tuần đầu.

co thai tuan dau

Ngực căng tức

Sau khi thụ thai, các hóc môn trong cơ thể bị thay đổi nhanh chóng gây nên hiện tượng căng tức bầu ngực, thâm chí nhiều người còn thấy núm vú trở nên sậm màu.

Đi tiểu nhiều

Việc đi tiểu nhiều cũng là một trong những dấu hiệu bạn đã có thai. Hiện tượng này thường xuất hiện trong khoảng 1-3 tuần sau kh đậu thai và tần xuất có thể nhiều hơn khi tuổi thai càng lớn.

Nôn khan, ốm nghén

Buồn nôn hoặc nôn khan là một trong những dấu hiệu của có thai tuần đầu tiên mà nhiều phụ nữ vẫn gọi là ốm nghén.

Buồn nôn có thể bị bất cứ lúc nào, không kể ban ngày lẫn đêm. Thậm chí, nhiều phụ nữ bị ốm nghén cả ngày khiến cơ thể kiệt sức và vô cùng mệt mỏi. Thông thường triệu chứng này sẽ kết thúc trong 16-20 tuần của thai kỳ.

có thai tuan dau

Tâm trạng thay đổi

Giai đoạn đầu khi mang thai, tâm trạng của mẹ bầu dễ thay đổi, đang vui có lúc lại giận dữ và hay cáu gắt. Sự thay đổi này là do hóc môn thay đổi bất thường gây nên. Đặc biệt những ngày đầu của thai kỳ tinh thần của chị em thường trở nên khó chịu và mệt mỏi.

Nhạy cảm với mùi vị 

Khi bạn có thai, khứu giác của bạn sẽ nhạy cảm hơn với các loại mùi. Cụ thể có một số nhạy cảm với mùi thức ăn, tuy nhiên có người lại cực ghét mùi nước hoa, sữa tắm, dầu gội,…

Phụ nữ nếu bỗng nhiên mình nhạy cảm quá mức với các loại mùi, vị có thể mình đã có thai tuần đầu tiên.

Thèm ăn bất thường

Một trong những dấu hiệu có bầu tuần đầu dễ nhận biết nhất là thèm ăn một (hoặc vài món) nào đó trong một thời gian. Có nhiều phụ nữ, mặc dù trước đây không thích một loại đồ ăn nào đó hoặc ăn rất ít nhưng khi có thai, họ sẽ thay đổi khẩu vị của mình.

co thai tuan dau

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.