Việc trẻ đi vệ sinh quá nhiều lần trong một ngày khiến các bà mẹ vô cùng lo lắng, thậm chí hoảng loạn. Nhiều bà mẹ còn nhầm lẫn sang việc con bị tiêu chảy. Tuy nhiên đây chỉ là trẻ bị đi tướt, một hiện tượng phổ biến xảy ra ở trẻ sơ sinh.
Trẻ bị đi tướt là gì?
Đi tướt là một trong những hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Em bé của bạn có thể đi ngoài 5-7 lần thậm chí là nhiều hơn. Và tình trạng này diễn ra không quá 4 ngày.
Hiện tượng xảy ra vào thời điểm nào?
Thông thường khi sắp lẫy hoặc sắp học răng trẻ sẽ bị. Khi chuẩn bị lẫy, cơ thể trẻ phải dồn nhiều năng lượng cho việc tập lẫy. Vì thế sức khỏe của trẻ có phần yếu đi. Từ đó dễ dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa và đi tướt.
Ngoài ra khi trẻ sắp mọc răng nước bọt của trẻ sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường. Có một số enzym được giải phóng theo cùng nước bọt. Nếu trẻ nuốt phải chúng vào đến ruột. Tại đây sinh ra phản ứng hóa học dẫn đến tình trạng đi ngoài nhiều lần trong một ngày.
Phân biệt trẻ bị đi tướt với bệnh tiêu chảy
Chế độ sinh hoạt
Do có nhiều điểm tương đồng nhau. Khá nhiều bà mẹ bỉm sữa nhầm lẫn. Mẹ có thể phân biệt bằng cách quan sát sinh hoạt hàng ngày của con. Nếu trẻ không bị sốt mà vẫn vui chơi bình thường, bú tốt, ngủ ngoan. Điều đó chứng tỏ trẻ bị đi tướt.
Đặc tính của phân
Ngoài ra, một đặc điểm nữa để phân biệt đó là màu sắc và tính chất của phân. Là trẻ bị đi tướt nếu phân trẻ đi ra lợn cợn hoa cà hoa cải. Phân thường có màu vàng hoặc xanh nhạt. Còn trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy phân sẽ sống, chỉ có nước và còn nhiều bọt khí.
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị đi tướt?
Mặc dù không nguy hiểm như tiêu chảy. Tuy nhiên trẻ cũng rất dễ bị sút cân nặng do mất nước quá nhiều. Vì thế mẹ phải bổ sung nước cho con liên tục bằng cách cho bú cả khi trẻ không có nhu cầu.
Ngoài ra mẹ có thể cho con uống nước ép cà rốt, nước đường có pha một chút muối… Ở những trẻ đã đạt mốc 5,6 tháng tuổi mẹ có thể cho con ăn thêm khoai lang, chuối nghiền. Việc làm này nhằm tiếp thêm nước và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Việc bổ sung thuốc có cần thiết?
Các mẹ cũng có thể bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ. Men vi sinh giúp cân bằng được hệ vi khuẩn tại đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Tuy nhiên không nên quá lạm dung. Vì có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Cơ thể bé không thể sản sinh ra vi khuẩn có lợi để tự cân bằng trở lại.
Nếu tình trạng kéo dài hơn một tuần. Phân của trẻ sống hoặc lỏng. Trẻ bỏ bú, quấy khóc, trằn chọc khó ngủ. Hãy lập tức đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: Sức khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tre-bi-di-tuot-dau-hieu-va-cach-xu-tri-danh-cho-me-a197500.html
Nguồn : Sức khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tre-bi-di-tuot-dau-hieu-va-cach-xu-tri-danh-cho-me-a197500.html