Thực tế, nhiều người tin rằng ăn trứng ngỗng khi mang thai thì bào thai sẽ không bị nhiễm độc, đứa trẻ khi sinh ra không bị vàng da và sức khỏe tốt.
Vì vậy, khi biết tin chị Tú Y (Sơn Đông, Trung Quốc) mang thai, mẹ chồng chị đã nhờ người ở quê mua cho 100 quả trứng ngỗng để ăn đến lúc sinh con. Nghe mẹ chồng dặn mỗi ngày phải ăn ít nhất 1 quả trứng ngỗng, vì ăn trứng ngỗng sẽ sinh con trai, đứa trẻ khi sinh ra có làn da mịn màng nên chị Tú Y đành làm theo.
Quả thực, sau khi sinh, đứa trẻ có làn da rất mịn màng nên chị Tú Y rất vui. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, đứa trẻ bị vàng da và phải điều trị. Việc này khiến chị và mẹ chồng thất vọng, liền gặp hỏi bác sĩ.
Sau khi nghe bác sĩ giải thích, sản phụ vô cùng choáng váng, bởi mọi sự cố gắng của chị từ trước đến nay đều vô ích.
Theo đó, hàm lượng ca lo và chất béo trong trứng ngỗng cao hơn nhiều so với trứng vịt, trứng gà. Tuy nhiên, hàm lượng đạm lại thấp hơn. Vì vậy, ăn trứng ngỗng không tốt bằng trứng gà, trứng vịt, thậm chí ăn quá nhiều còn gây ra một số hệ quả:
Mất cân bằng sinh dưỡng
Theo chế độ ăn uống, lượng protein bà bầu cần nạp vào cơ thể trong tam cá nguyệt thứ 3 không được quá 250g từ thịt, trứng, cá. Trong khi đó, một quả trứng ngỗng đã nặng khoảng 250g. Vì vậy, nếu vừa ăn trứng ngỗng, vừa ăn thực phẩm khác sẽ gây ra mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu dễ thiếu canxi
Nếu mẹ bầu uống sữa ngay sau khi ăn trứng ngỗng, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, sẽ khiến mẹ bậu thiếu canxi, bị chuột rút.
Thi nhi vượt to mức bình thường
Một quả trứng ngỗng có hàm lượng chất béo không hề thấp, do đó, nếu bổ sung thêm các thành phần khác trong ngày thì lượng chất béo nạp vào cơ thể mẹ bầu mỗi ngày sẽ vượt tiêu chuẩn.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh, nếu nạp quá nhiều chất béo sẽ khiến thai nhi to vượt mức bình thường, gây ra khó khăn khi sinh nở.
Và cuối cùng, nếu muốn con sinh ra được thông minh, da mịn màng thì bà bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu DHA, cholin, axit folic, axit béo… Đừng xem trứng ngỗng như một ‘thần dược’ giúp bé thông minh, da mịn màng mà lạm dụng vì ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Đặc biệt, trong ba tháng cuối thai kỳ, bà bầu hạn chế ăn quá mặn bởi ảnh hưởng đến huyết áp thai kỳ. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần nhằm phát hiện những bất thường của cơ thể để điều chỉnh kịp thời.
Nguồn : Sức khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/thuc-hu-thong-tin-an-trung-ngong-khi-mang-thai-giup-tre-co-lan-da-min-mang-a197565.html