Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không, có tác dụng gì cho sự phát triển của thai nhi và nên ăn vào tháng thứ mấy của thai kỳ, ăn bao nhiêu là đủ được các mẹ đặc biệt quan tâm.

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm vỏ cứng, vỏ luôn có màu trắng và kích thước to hơn so với các loại trứng gà, trứng vịt. Trong trứng ngỗng có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn so với trứng gà, trứng vịt.

1. Giá trị dinh dưỡng có trong trứng ngỗng

Trứng ngỗng to gần như gấp 3 – 4 lần trứng gà nên nhiều mẹ bầu tưởng rằng trứng có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Tuy nhiên, theo Viện dinh dưỡng Quốc gia cung cấp thì giá trị dinh dưỡng có trong trứng ngỗng so với 1 quả trứng gà lại thấp hơn khá nhiều. Cụ thể:

Giá trị dinh dưỡng trong 100g trứng ngỗng

Giá trị dinh dưỡng trong 100g trứng gà

– Calo: 185(kcal)

– Protein: 13 g

– Tổng số chất béo: 13,27g

– Chất béo bão hòa: 3,6g

– Chất béo không bão hòa đa: 1,67g

– Chất béo không bão hòa đơn: 5,75g

– Cholesterol: 852mg

– Carbohydrate: 1,35g

– Chất xơ: 0g

– Đường: 0,94g

– Chất đạm: 13,87g

– Vitamin C: 0mg

– Vitamin B6: 0,24mg

– Vitamin B12: 5.1 µg

– Vitamin D: 1.7 µg

– Vitamin E: 1,29mg

– Vitamin B1: 0,15 mg

– Vitamin B2: 0,3 mg

– Vitamin PP: 0,1 mg

– Vitamin A: 360 µg

– Phốt pho : 210 mg

– Canxi: 60 µg

– Sắt: 3,64mg

– Magie: 16mg

– Kẽm: 1,33mg

– Calo: 155(kcal)

– Protein: 13 g

– Chất đạm: 13g

– Chất béo: 11 g

– Chất béo bão hoà: 3,3 g

– Chất béo không bão hòa đa: 1,4 g

– Axit béo không bão hòa đơn: 4,1 g

– Cholesterol: 373 mg

– Natri: 124 mg

– Kali: 126 mg

– Cacbohydrat: 1,1 g

– Chất xơ: 0 g

– Đường: 1,1 g

– Vitamin A: 520 IU

– Vitamin C: 0

– Canxi: 50 mg

– Sắt: 1,2 mg

– Vitamin D: 87 IU

– Vitamin B6: 0,1 mg

– Vitamin B12: 1,1 µg

– Magie: 10 mg

– Phốt pho: 560mg

Nhìn vào bảng so sánh về giá trị dinh dưỡng giữa trứng ngỗng và trứng gà có thể thấy hàm lượng protein trong trứng ngỗng thấp hơn so với trứng gà nhưng hàm lượng lipid cao hơn. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng 1 nửa so với trứng gà, trong khi đó vitamin A đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy là tốt nhất? - ảnh 1

1 quả trứng ngỗng to bằng 2 – 3 quả trứng gà

2. Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?

Cho đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học nào cho rằng ăn trứng ngỗng tốt hơn ăn trứng gà. Tuy nhiên, trong trứng ngỗng có nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tốt cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu có thể lựa chọn ăn trứng ngỗng để đa dạng bữa ăn nhưng không nên ăn quá thường xuyên.

Theo Đông Y, trứng ngỗng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, hạn chế các bệnh về thận, viêm gan. Tuy nhiên, trứng ngỗng cho bà bầu lại có quá nhiều lipid nên những người bị bệnh tim mạch, mỡ máu, huyết áp cao thì nên hạn chế ăn, đặc biệt các mẹ bầu nào được chẩn đoán tiền sản giật thì không nên ăn.

Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy là tốt nhất? - ảnh 2

Trứng ngỗng có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

3. Bà bầu mấy tháng thì ăn trứng ngỗng tốt?

Theo quan điểm truyền thống, bà bầu ăn trứng ngỗng từ tháng thứ 3 trở đi. Bởi thời điểm tam cá nguyệt thứ 1 mẹ bầu đang bị ốm nghén gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống, ăn trứng ngỗng cảm thấy khó ăn hơn. Trứng ngỗng lại to, khó tiêu nên ăn vào 3 tháng đầu sẽ khiến bà bầu thấy khó tiêu, dễ đầy hơi, chướng bụng.

4. Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?

Trứng ngỗng có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ăn trứng ngỗng quá nhiều thì lại không tốt bởi trứng có hàm lượng lipid quá cao. Kích thước 1 quả trứng ngỗng thường bằng 3 quả trứng gà vì vậy bà bầu ăn trứng ngỗng chỉ nên ăn tối đa 1 – 2 lần/ tuần, mỗi lần ăn 1 quả.

Bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy là tốt nhất? - ảnh 3

2 bữa 1 tuần và mỗi lần chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng là đủ cho mẹ bầu

5. Cách chế biến trứng ngỗng cho bà bầu

Bà bầu ăn trứng ngỗng hay bất cứ loại trứng nào cũng không nên ăn sống. Đặc biệt, trứng ngỗng có chứa nhiều cholesterol gây khó tiêu nên chỉ ăn tối đa 1 – 2 lần/ tuần. Trứng ngỗng cho bà bầu có nhiều cách chế biến, chiên, luộc hoặc làm bánh… Dù là chế biến thành món ăn gì thì phải đảm bảo trứng phải chín hoàn toàn, mẹ không ăn trứng sống, trứng chưa chín kỹ.

Ngọc Hà

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/ba-bau-an-trung-ngong-vao-thang-thu-may-la-tot-nhat-a173351.html

Nguồn : bau.vn