Hội chứng FOMO đã được các nhà tâm lý học đưa ra từ hàng trăm năm trước. Tuy nhiên cho đến khi mạng xã hội và phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, hội chứng này mới thực sự bùng nổ.
Hội chứng FOMO là gì?
Dấu hiệu của hội chứng FOMO
Kiểm tra điện thoại và các trang mạng xã hội thường xuyên
- Bạn thường xuyên truy cập vào các trang mạng xã hội gần như từng giây từng phút bởi bạn sợ mình sẽ bỏ lỡ một chuyện quan trọng.
- Bạn đăng tải một dòng trạng thái trên mạng xã hội mà không thấy phản hồi ngay lập tức của gia đình hay bạn bè. Rồi bạn trở nên hoảng sợ, lo lắng và suy nghĩ xem tại sao: Mọi người không quan tâm bạn? Hay mọi người đang tụ tập ở đâu đó mà không có mình? Đã ai thấy dòng trạng thái này chưa, nếu đã thấy sao không like hay để lại bình luận?
- Bạn thấy đồng nghiệp mình checkin tại một khu du lịch nghỉ dưỡng, hội bạn cũ đi ăn mà không có mình, một người họ hàng đang khoe trên mạng xã hội về cuộc sống gia đình viên mãn,… và bạn cảm thấy rất ghen tị. Tất cả những cảm giác trên sẽ bình thường nếu sự ghen tị không xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên cảm giác này xuất hiện liên tục khiến bạn thấy khó chịu, tức tối và tìm mọi cách để không bỏ lỡ những sự kiện đang diễn ra, có thể bạn đã mắc hội chứng FOMO.
Luôn giữ lựa chọn mở
Những người mắc hội chứng FOMO thường tránh ký các hợp đồng cam kết hoặc thỏa thuận. Bởi lo lắng rằng đưa ra một thỏa thuận đồng nghĩa với việc họ đang mất đi một cơ hội để tham gia vào các trải nghiệm khác có tiềm năng hơn.
Luôn cảm thấy tự ti về bản thân
FOMO chính là hội chứng tâm lý bắt nguồn từ sự tự ti, cộng thêm cảm giác lo lắng khi bị hội chứng này dẫn mọi người đến hành động so sánh bản thân với người khác và vô tình sẽ đánh giá thấp giá trị của chính bản thân mình.
Cách thoát khỏi hội chứng FOMO
Làm sao để thoát khỏi Fomo? Cách đơn giản nhất chính là hãy dừng ngay việc mộng mơ về những thứ viển vông mà không cần thiết trong cuộc sống. Trước khi đưa ra quyết định về một vấn đề nào đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ xem liệu nó có thực sự cần thiết đối với bản thân mình không? Cuộc sống này vốn chẳng có gì là hoàn hảo, thứ phù hợp với người khác chưa chắc đã phù hợp với bạn, tốt hay xấu chỉ mang tính tương đối mà thôi.
FOMO có thể gây tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và dễ dẫn đến bệnh trầm cảm. Hãy sống cởi mở hơn và đừng quả ỷ lại và mối quan hệ ảo trên mạng. Thay vào đó, bạn có thể ra ngoài gặp gỡ bạn bè, về thăm gia đình, luyện tập thể thao,…
Nguồn : Sức khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/hoi-chung-fomo-noi-am-anh-vo-hinh-thuong-gap-thoi-40-a198152.html