Xử trí hội chứng dải sợi ối ở mẹ bầu trong thời gian thai kỳ

Hội chứng dải sợi ối là một tình trạng bất thường ở túi ối nhưng ít người biết đến và có thể gây dị tật nghiêm trọng cho thai nhi.

Túi ối là lớp một màng mỏng nhưng vững chắc, bao quanh em bé và đồng thời phát triển bên trong tử cung mẹ bầu. Nó có chức năng như một ngôi nhà, cho phép phôi thai phát triển và không bị xáo trộn bởi tác động bên ngoài nhờ vào lượng nước ối bên trong. Mặt khác, một tình trạng có tên hội chứng dải sợi ối sẽ khiến thai nhi gặp nguy hiểm và để lại dị tật về sau.

Hội chứng dải sợi ối có phổ biến không?

dải sợi ối

Nguy cơ mắc phải hội chứng dải sợi ối là rất hiếm với tỷ lệ 1:1.200 ca sống sót khi chào đời hoặc 1:15.000. Khi không có yếu tố di truyền, khả năng mẹ bầu mang thai mắc phải tình trạng này sẽ khá thấp.

Chẩn đoán hội chứng dải sợi ối

Việc chẩn đoán hội chứng sẽ được tiến hành vào khoảng tháng thứ ba của thai kỳ bằng hình thức siêu âm. Đôi lúc bản thân các dải ối đều có biểu hiện bình thường khiến bác sĩ gặp khó khăn để phát hiện ra tình trạng bất ổn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng biện pháp loại trừ nhằm xem xét bất kỳ hiện tượng biến dạng nào liên quan đến hội chứng dải sợi ối.

Biện pháp chữa trị

Việc điều trị hội chứng này phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như khu vực bị ảnh hưởng, mức độ thiệt hại và sự ổn định của trẻ:

Dị tật bẩm sinh ở chân: Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng nẹp hoặc băng quấn

Ngón tay có màng: Phẫu thuật ngay sau khi sinh là lựa chọn ưu tiên cho các trường hợp gặp hiện tượng các ngón tay có màng

Thiếu chân tay: Chân tay giả có thể được sử dụng cho các trường hợp trẻ sơ sinh mất một phần lớn chân hoặc tay.

Nguồn : bau.vn