Những kiến thức cần biết về cúng đầy tháng bé trai

Cúng đầy tháng bé trai là một truyền thống lâu đời của người Việt với mong muốn con được khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn và được bình an.

Lễ cúng đầy tháng cho bé trai được bố mẹ tổ chức để cầu trời Phật, tổ tiên đón nhận và ban phước lành cho con. Đây là một lễ nghi quan trọng khi bé tròn 30 ngày tuổi.

Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng cho bé trai

Nói về nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng, mỗi nơi sẽ có một câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều là câu chuyện của bà Mụ và Đức ông, đồng thời cũng là nghi lễ để khẳng định sự hiện hữu của một thành viên mới.

Câu chuyện được tương truyền rằng: Một đứa trẻ sinh ra đều do các vị Đại Tiên hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Bà Mụ sẽ chịu trách nhiệm nặn ra 1 bộ phận như mắt, mũi, chân, tay… xấu hay đẹp là do Bà Mụ nặn.

Do vậy, lễ đầy tháng là dịp để bố mẹ tạ ơn Bà Mụ và Đức ông đã đưa em bé đến với gia đình, giúp mẹ tròn con vuông.

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai

Ngày sinh của bé được tính theo cả ngày Dương lịch và ngày Âm lịch. Tuy nhiên, lễ cúng đầy tháng cho bé được tính theo ngày Âm lịch.

Theo truyền thống, ngày cúng lễ đầy tháng cho bé trai được tính vào ngày thứ 29 của tháng đầu tiên theo cách tính “gái lùi 2, trai lùi 1”. Bên cạnh đó, lễ cúng được thực hiện vào chiều tối hoặc sáng sớm.

Cúng đầy tháng bé trai đơn giản

1. Mâm cơm cúng đầy tháng cho bé trai

Ngoài mâm cơm cúng trên bàn thờ, gia tiên, ông địa thì mâm cơm cúng đầy tháng còn cần có:

12 chén chè nhỏ

3 tô chè lớn

13 đĩa xôi

1 con gà luộc

Bộ tam sên (thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc)

Mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang, đèn, trà, muối, gạo và một độ đồ hình thế (ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt đi để giải hạn cho bé)

13 miếng trầu cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ váy áo đẹp và 13 nén vàng. Trong đó đĩa xôi, miếng trầu, đôi hài, váy áo và nén vàng đều phải giống nhau. Tuy nhiên, 12 món kích thước như nhau và 1 bộ có kích thước to hơn.

cung day thang be trai

2. Lễ vật cúng 12 Bà Mụ

Đồ vàng mã: các đôi hài màu xah, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh

Trầu cau gồm có: trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả.

Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ.

Động vật: cua, con ốc, tôm sống hoặ chấp. Các con vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn.

Oản: 12 phần bằng nhau và 1 phần lớn hơn.

Lễ mặn: Xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn và rượu trắng.

Kẹo bánh: Chia thành 12 phần và 1 phần to.

Hương hoa: Hương, hoa, tiền vàng và nước trắng.

3. Lễ vật cúng Đức ông

Gồm các thánh sư, tổ sư có nhiệm vụ truyền dạy nghề nghiệp:

1 con gà luộc chéo cánh

1 tô cháo lớn

1 tô chè lớn

3 đĩa xôi lớn

1 đĩa thịt quay và một đĩa hoa quả gồm 5 loại, trầu cau, rượu và đồ hàng mã.

4. Cách sắp xếp mâm cúng đầy tháng

Các mẹ chia làm 2 mâm, mâm trên mâm dưới cách nhau không quá 10cm. Trong đó, bàn nhỏ, thấp hơn kính lễ vật cúng Đức ông; bàn trê, to hơn kính lễ vật cúng Bà Mụ.

cung day thang be trai

5. Bài cúng đầy tháng

Người cúng trịnh trọng khấn: “Hôm nay, cháu bé tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Đây là các nghi thức chung cúng đầy tháng cho bé trai. Các mẹ căn cứ vào tập tục và văn hóa vùng, miền mình ở để thay đổi cho phù hợp.

 

Nguồn : bau.vn