Những kỹ năng sống bố mẹ nên dạy cho con càng sớm càng tốt

Kỹ năng sống là những bài học mà trẻ sẽ mang theo cả cuộc đời. Dưới đây là những kỹ năng sống cho bé mà bố mẹ nên dạy con càng sớm càng tốt.

Dạy kỹ năng sống cho bé là một điều rất cần thiết trong việc nuôi dạy con.

Kỹ năng đưa ra quyết định

ky nang song cho be

Đưa ra quyết định là một kỹ năng cơ bản mà mỗi đứa trẻ nên được dạy từ khi còn nhỏ. Hãy đơn giản hóa bằng những quyết định cơ bản như: Hôm nay con muốn ăn gì? Con muốn mặc quần áo gì? Con muốn xem phim hoạt hình hay chơi đồ chơi?  Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể cho trẻ học về những phần thưởng, những kết quả tốt khi con đưa ra các lựa chọn đúng đắn. Dần dần các bé sẽ biết cân nhắc thiệt hơn, đánh gia ưu nhược điểm để có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Rèn luyện kỹ năng sống cho bé về đưa ra quyết định cũng có thể giúp con tự lập hơn, không quá phụ thuộc vào bố mẹ.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

ky nang song cho be

Giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất cần thiết đối với tất cả mọi người, trẻ con cũng không phải ngoại lệ. Nếu trẻ gặp rắc rối, hãy lắng nghe trẻ kể ra mọi chuyện. Sau đó cùng trẻ phân tích vấn đề và khuyến khích trẻ tự suy nghĩ cách giải quyết vấn đề ấy. Can thiệp quá nhiều và thay trẻ giải quyết mọi vấn đề sẽ khiến con luôn phụ thuộc vào bố mẹ, thậm chí là ngay cả khi đã trưởng thành.

Vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe

ky nang song cho be

Sức khỏe và vệ sinh luôn giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ cách vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe của bản thân. Khi mới bắt đầu, hãy lập một biểu đồ để nhắc nhở về những việc con cần hoàn thành. Ví dụ: Rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy. Theo thời gian, những việc này sẽ trở thành thói quen lành mạnh con tự giác làm mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

Kỹ năng sơ cứu cơ bản

Dạy con kỹ năng sơ cứu cơ bản sẽ giúp bé cách tự bảo vệ mình và chăm sóc những người xung quanh trong tình huống cần thiết. Khi các bé 3 tuổi, bố mẹ đã có thể dạy bé kỹ năng sơ cứu. Đồng thời hãy cho bé biết hộp thuốc để ở đâu, phân biệt các loại thuốc và cách sử dụng.

Sơ cứu khi bị bỏng nhẹ

  • Chạy đến nơi an toàn
  • Hạ nhiệt vết bỏng bằng cách ngâm vết bỏng vào nước sạch hoặc xả vết bỏng dưới vòi nước chảy chậm khoảng 15-20 phút
  • Rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý
  • Thấm khô bằng gạc vô trùng
  • Bôi thuốc mỡ vào vết bỏng
  • Băng vết thương
  • Đến cơ sở y tế gần nhất nếu bị bỏng nặng

Sơ cứu khi bị vật nuôi cắn

  • Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý
  • Thấm khô vết bị cắn bằng gạc vô trùng
  • Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn Betadine theo hướng từ trong ra ngoài
  • Lấy gạc vô trùng đắp vào vết thương

Sơ cứu khi bị đứt tay

  • Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý
  • Lau sạch vết thương bằng gạc vô trùng
  • Băng vết thương: Nếu vết thương nhỏ thì dán băng urgo. Nếu vết thương hơi to thì đắp gạc vô trùng lên vết thương. Băng vết thương từ chỗ thấp lên chỗ cao, từ chỗ nhỏ đến chỗ lớn.

Nguồn : bau.vn