Những xét nghiệm cần làm sau khi sảy thai liên tiếp

Phải làm gì sau khi bị sảy thai? Sau đây là những xét nghiệm cần làm sau khi sảy thai liên tiếp. Tìm hiểu ngay trong bài viết sau của Bau.vn!

Sảy thai là hiện tượng thai tuột tự nhiên trước 20 tuần của thai nghén. Sảy thai liên tiếp là tình trạng sảy thai từ 3 lần trở lên. Nếu sảy thai dưới 12 tuần thường do các nguyên nhân như thai bị rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật nặng, nhiễm trùng hay do các bệnh lý nội tiết của người mẹ. Người phụ nữ nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ quan sinh sản hồi phục rồi mới nên có thai lại. Trong thời gian nghỉ ngơi, người phụ nữ cần kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây sảy thai để có những phương pháp điều trị tốt nhất. Vậy đâu là những xét nghiệm cần làm sau khi sảy thai?

Những xét nghiệm cần làm sau khi sảy thai?

nhung xet nghiem can lam sau khi say thai

1. Khám phụ khoa

Cần soi tươi dịch tế bào âm đạo để kiểm tra cầu khuẩn, bạch cầu, nấm… Nếu như có mắc các bệnh như lậu, giang mai, nhiễm trùng đường sinh dục, polyp cổ tử cung hay nhiễm virus Urealyticu, Mycoplasma hominil, Ureaplasma cũng dẫn đến tình trạng sảy thai.

2. Xét nghiệm máu

Đây là xét nghiệm mà cả hai vợ chồng đều nên làm, xét nghiệm máu sẽ đánh giá các bệnh về máu như thiếu máu, bất thường tế bào máu, nhóm máu hay các bệnh HIV, viêm gan B… Bất đồng nhóm máu RH cũng là nguyên nhân gây lưu thai liên tiếp.

3. Xét nghiệm tinh dịch đồ

Xét nghiệm tinh dịch đồ sẽ kiểm tra và đánh giá số lượng tinh trùng, khả năng di chuyển, hình dạng của tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng sống, độ pH và kháng thể của tinh trùng.

4. Xét nghiệm Halosperm tinh trùng

Nếu tinh trùng bị đứt gãy nhiễm sắc thể, dị tật sẽ khiến thai nhi ngừng phát triển hoặc thai bị dị tật phải hút bỏ. Xét nghiệm này sẽ giúp bạn kiểm tra sự đứt gãy nhiễm sắc thể tinh trùng.

5. Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ

Bất thường nhiễm sắc thể ở người vợ hoặc người chồng hay cả hai vợ chồng đều có thể khiến thai ngừng phát triển và dẫn đến tình trạng sảy thai sớm.

6. Xét nghiệm anti phospholipid và anti cardiolipin

Anti phosholipid và anti cardiolipin gọi là hội chứng miễn dịch, khi có sự thụ thai, cơ thể sẽ bắt đầu xảy ra hiện tượng viêm, tắc mạch vi thể khiến máu và chất dinh dưỡng không thể truyền cho thai nhi được khiến thai ngừng phát triển.

7. Xét nghiệm nội tiết

Cần kiểm tra các chỉ số nội tiết như FSH, Estradiol, Prolactin, Testosterone, Progesterone và AMH để đánh giá nguyên nhân sảy thai do nội tiết tố yếu.

8. Chụp HSG

Chụp HSG nhằm kiểm tra các bất thường về tử cung như tử cung nhi tính, tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi hóa, dính lòng tử cung, dính cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng.

9. Siêu âm nang thứ cấp

Đây là một trong những xét nghiệm cần làm sau khi sảy thai. Siêu âm để biết chức năng buồng trứng có bị suy giảm và đánh giá sinh sản về sau. Ngoài ra còn đánh giá tỷ lệ thành công nếu trong trường hợp muốn làm thụ tinh trong ống nghiệm.

Nguồn : bau.vn