Loại củ giúp mẹ bầu giảm đau nhức xương khớp dễ dàng mua ở bất kì đâu

Bà bầu ăn khoai sọ mang lại những lợi ích gì với sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi? Đó là câu hỏi của không ít người. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu loại củ "nhỏ nhưng có võ" với những lợi ích tuyệt vời mang lại.

Giá trị dinh dưỡng có trong khoai sọ

Khoai sọ được biết đến là loại củ thơm ngon, dẻo thơm, bùi bùi đặc biệt là chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cụ thể đó là các chất như protein, lipid, canxi, kali, sắt, caroten, các loại vitamin C, B1, B2, PP. Nhiều bà bầu thắc mắc ăn khoai sọ được không thì câu trả lời chính là có. Ăn khoai sọ sẽ giúp bổ sung cho mẹ bầu một số dưỡng chất cần thiết và tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích mà khoai sọ mang lại cho bà bầu:

Những lợi ích khi bà bầu ăn khoai sọ

Các mẹ bầu ăn khoai sọ không chỉ giúp ngon miệng mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như sau:

Ăn khoai sọ giúp bà bầu nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón

Bởi vì trong khoai sọ có chứa hàm lượng chất xơ cao có tác dụng giữ nước, làm mềm phân và chống tình trạng táo bón khó chịu trong thai kỳ. Bà bầu có thể ăn khoai sọ bằng cách luộc, nấu canh hoặc ninh xương… để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

ba bau an khoai so

Giúp tăng cường hệ miễn dịch

Trong quá trình mang bầu sức đề kháng của cơ thể phụ nữ bị suy giảm. Ăn khoai sọ sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng vì khoai sọ có chứa thành phần chống oxy hóa cao có khả năng kháng khuẩn và các virus gây bệnh. Từ đó giúp bà bầu ngăn ngừa một số bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh, sốt, ho và các tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi mang thai.

Giúp mẹ bầu ổn định huyết áp

Các mẹ bầu ăn khoai sọ còn có tác dụng ổn định huyết áp nhờ hàm lượng kali tương đối cao. Trung bình 100g khoai sọ sẽ chứa hơn 448mg kali. Hoạt chất này đóng vai trò như một chất điện giải giúp kiểm soát lượng nước bên trong tế bào, điều hòa huyết áp và ngăn ngừa các chứng bệnh trong thai kỳ như tiền sản giật, sinh non…

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Bà bầu ăn khoai sọ không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp kiểm soát chỉ số đường huyết hữu hiệu. Từ đó làm giảm các biến chứng nguy hiểm khi mang thai do bệnh tiểu đường gây ra.

Mẹ bầu ăn khoai giúp cơ thể chống suy nhược

Bà bầu ăn khoai sọ sẽ bổ sung cho cơ thể thành phần gluxit dồi dào. Chất này có tác dụng cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, giúp cơ thể chống suy nhược và mau hồi phục sức khỏe.

Giúp mẹ bầu giảm đau nhức xương khớp

Một tác dụng khi bà bầu ăn khoai sọ đó chính là giúp giảm cơn đau nhức xương khớp. Bởi vì trong khoai sọ có chứa các thành phần khoáng chất tốt cho hệ xương như canxi, magie, kali, phốt pho, mangan được tìm thấy rất nhiều trong củ khoai sọ. Vì vậy, bà bầu ăn khoai sọ sẽ giúp tăng mật độ xương, giảm các cơn đau nhức, nhất là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.

Giúp làn da khỏe mạnh

Ăn khoai sọ ngoài những công dụng trên còn giúp mẹ bầu có làn da khỏe mạnh hơn. Bởi vì trong khoai sọ có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng các loại vitamin A, vitamin E giúp thúc đẩy làn da khỏe mạnh. Các thành phần này sẽ nuôi dưỡng tế bào da, đẩy lùi các nếp nhăn và tình trạng lão hóa.

ba bau an khoai so

Mẹ bầu ăn khoai sọ giúp dưỡng thai hiệu quả

Bà bầu ăn khoai sọ giúp dưỡng thai hiệu quả, giúp chống lại tình trạng ốm nghén.  Đối với những bà bầu có hiện tượng động thai, sức khỏe yếu thì nên thường xuyên ăn khoai sọ. Bởi trong khoai sọ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cực tốt cho việc an thai.

Trong khoai sọ chứa hàm lượng sắt khá lớn. Lượng sắt này hỗ trợ bổ sung lượng sắt đang thiếu trong cơ thể bà bầu. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng chóng mặt do thiếu máu. Đồng thời giúp tăng lượng máu hỗ trợ sự phát triển đồng đều trong các hệ cơ quan của thai nhi.

Bổ sung năng lượng

Việc thêm khoai sọ cùng các món ăn chế biến từ loại củ này sẽ giúp mẹ bầu tiếp nạp thêm nhóm chất bột đường (glucid), bổ sung năng lượng để hoạt động, vượt qua tình trạng uể oải và mệt mỏi khi mang thai.

Nhờ giá trị dinh dưỡng có trong khoai sọ, các mẹ bầu có thể ưu tiên loại thực phẩm này trong bữa ăn của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều, mà cần ăn với số lượng vừa đủ.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.