Ghi nhớ ngay những mẹo trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh giúp con giảm ngứa, ngủ ngon

Trẻ sơ sinh bị hăm nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng loét làm bé bị đau và khó chịu. Các trị hăm ở cổ của Bau.vn đơn giản và hiệu quả, giải cứu bé yêu khỏi ngứa ngáy

Vì sao bé hay bị hăm cổ?

Vùng da cổ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị hăm nếu không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hăm cổ:

Vùng da nếp gấp ở cổ của trẻ thường dễ bị chảy mồ hôi, ban nhiệt vào mùa nóng nực. Bên cạnh đó vùng da này cũng ít thông thoáng, khó vệ sinh hơn so với vùng da khác nên cũng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển gây bị hăm da cổ.

Bên cạnh đó, khi ăn uống, sữa và các loại thực phẩm cũng có thể chảy xuống cổ mà cha mẹ không vệ sinh kỹ dễ khiến vùng da này bị ẩm ướt, bí khí, dẫn tới hăm da.

tri ham co

Cũng có thể do trẻ mặc quần áo quá chật, gây cọ xát vào cổ, gây mẩn đỏ và hăm da hoặc kích ứng với các thành phần hoá học có trong nước tắm, nước xả vải, cơ địa da của bé dễ bị dị ứng…

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp vùng da ở cổ trẻ bị nhiễm nẫm, gây ra những tổn thương trên da.

Các biểu hiện của trẻ bị hăm da cổ

Vùng da ở cổ ửng đỏ, trên da xuất hiện các mụn nước li ti.

Ở giai đoạn nặng hơn, các vết đỏ lan ra, mụn nước mưng mủ, khi vỡ ra dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, đau rát ở vùng cổ, thường xuyên quấy khóc mỗi khi vệ sinh thay quần áo mới.

Cách trị hăm cổ đơn giản tại nhà

1. Sử dụng các loại lá tắm để trị hăm cổ

Tắm lá là cách trị hăm cổ ở trẻ sơ sinh khá thông dụng được nhiều mẹ tin tưởng bởi nó rất an toàn và hiệu quả lâu dài. Một số loại lá tắm cho trẻ sơ sinh như: lá trầu không, lá chè xanh, lá hoặc quả khổ qua, lá búp ổi non… Trong thành phần của những lá này có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm dịu và mát da rất hiệu quả.

Cách làm nước tắm 

Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá tắm, rửa sạch hết các bụi bẩn.

Bước 2: Sau đó cho vào nồi nước đun sôi rồi để nguội, không nên pha loãng thêm nước lạnh. Khi tắm bằng nước lá xong cho bé tắm lại bằng nước ấm sạch.

tri ham co

Chú ý khi tắm lá trị hăm cổ cho bé

Đối với những vết hăm “cứng đầu” bạn có thể dùng vài lá trầu không, lá chè xanh hoặc lá khế rửa sạch, giã nát lấy nước rồi thoa trực tiếp lên chỗ hăm, đợi vài phút rồi lau sạch. Cách này chỉ áp dụng hạn chế, khoảng 2-3 lần/tuần.

Những vết thương hở, bạn không nên sử dụng biện pháp này bởi có thể sẽ làm tình trạng xấu hơn.

2. Trị hăm cổ cho bé bằng dầu mù u

Dầu mù u có chứa nhiều acid béo quan trọng như acid linoleic, acid stearic, acid palmitic cùng một số hoạt chất có hoạt tính sinh học như calophyllolid, inophyllolid nên có khả năng kháng khuẩn chống viêm và chống oxy hóa rất tốt, giúp đẩy lùi hăm da và dưỡng da rất hiệu quả.

tri ham co

Cách làm 

Cha mẹ rửa tay sạch sẽ với xà phòng rồi sau đó tiến hành làm sạch vùng da cổ của bé với nước ấm và lau khô. Cho 1 – 2 giọt tinh dầu da tay và thoa nhẹ lên vùng da bị hăm của trẻ, vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng.

Phòng chống hăm cổ cho bé

Bé từ 0 đến 24 tháng tuổi có làn da mỏng gấp 5 lần so với người lớn vì vậy cơ chế bảo vệ da của bé rất non yếu, khả năng chống lại vi khuẩn cũng như chất độc hại còn kém bởi vậy cha mẹ nên phòng chống hăm cổ cho bé thay vì trị hăm ở cổ cho bé.

Không để vùng da cổ của bé có quá nhiều mồ hôi, sữa rớt xuống. Cố gắng luôn để vùng da này được thoáng mát.

Vệ sinh vùng da cổ cho bé thường xuyên để bỏ bụi bẩn… bằng nước ấm ngày hai lần để tránh tình trạng bị hăm da cổ.

Sử dụng các loại kem chống hăm để tạo lớp màng bảo vệ cho da của bé giúp da bé tránh tiếp xúc với các chất kích ứng từ đó tránh xa bệnh hăm. Các mẹ có thể lựa chọn các loại kem chống hăm an toàn, lạnh tính như cúc la mã… không chứa Corticoid giúp da bé an toàn và hiệu quả.

Lựa chọn các loại nước giặt, nước xả vải an toàn với làn da em bé.

 

 

Nguồn : bau.vn