Những bệnh nhiễm trùng qua đường ăn uống thường gặp và cách xử lý

Ăn uống sai cách sẽ khiến chúng ta dễ bị bệnh. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu một số bệnh nhiễm trùng qua đường ăn uống thường gặp và cách xử lý.

Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ rất dễ nhiễm một số bệnh nhiễm trùng qua đường ăn uống như tiêu chảy, tả, thương hàn, kiết lỵ,…

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng qua đường ăn uống

Nhiễm trùng lây qua đường ăn uống là bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hóa do ăn uống phải các loại thực phẩm nhiễm vi sinh vật có hại. Các tác nhân này gồm: nấm, ký sinh trùng, virus, vi khuẩn; chúng xâm nhập vào thực phẩm và gây ô nhiễm cho thực phẩm.

Những tác nhân gây bệnh

benh nhiem trung qua duong an uong

  • Vi khuẩn: HP (Helicobacter pylori), E.coli, Campylobacter, Salmonella, Shigella, Listeria monocytogenes, Yersinia, Vibrio parahaemolyticus,…
  • Virus: Rotavirus, Norovirus, Calicivirus,…
  • Ký sinh trùng: Cyclospora spp, Cryptosporidium, Toxoplasma gondii, trùng roi,…
  • Nấm: Aspergillus, Candida, Rhizopus.

Những nhóm đối tượng dễ bị nhiễm trùng qua đường ăn uống

  • Thai phụ
  • Trẻ em
  • Người cao tuổi
  • Người có hệ miễn dịch yếu
  • Người thường xuyên ăn đồ ăn không được chế biến kỹ họa đồ tươi sống
  • Người sống ở khu vực bị ô nhiễm nguồn nước

Một số bệnh nhiễm trùng qua đường ăn uống thường gặp

Bệnh viêm gan A

benh nhiem trung qua duong an uong

Là một bệnh lây truyền cấp tính qua đường ăn uống, dễ gặp ở người trẻ tuổi.Viêm gan A thường lây trực tiếp qua nguồn nước uống hoặc thức ăn nhiễm virus. Thói quen ăn uống xấu, mất vệ sinh sẽ tạo điều kiện để virus này xâm nhập vào cơ thể.

Tiêu chảy

benh nhiem trung qua duong an uong

Là bệnh dễ lây qua đường ăn uống với dấu hiệu điển hình là đi ngoài ra nước trên 3 lần/ngày. Chính vì tiêu chảy quá nhiều nên người bệnh dễ mất nước, khi không được bù nước và điều trị kịp thời rất dễ đối mặt với nguy cơ tử vong.

Tả

benh nhiem trung qua duong an uong

Triệu chứng điển hình của bệnh là nôn nhiều, tiêu chảy, rối loạn điện giải cấp tính và mất nước. Tỷ lệ tử vong ở bệnh này tương đối cao và rất dễ lây thành dịch trong cộng đồng. Bệnh tả là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường tiêu hóa thông qua việc ăn uống thực phẩm chứa khuẩn tả, nhất là thủy hải sản.

Kiết lỵ

Bệnh lỵ do amip: chủ yếu gặp ở người lớn và dễ tiến triển mãn tính. Người bệnh thường có hiện tượng mót rặn, đau quặn bụng, đi ngoài nhiều nhưng mỗi lần ra rất ít phân và chất nhầy trong phân có lẫn máu, sốt. Trường hợp nặng, amip dễ tấn công gan gây áp xe tại đây.

Bệnh lỵ do trực trùng: chủ yếu xảy ra ở trẻ em với các dấu hiệu như: đau bụng, sốt cao, đi ngoài nhiều lần và phân toàn nước màu đỏ. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong vì mất nước nhiều và độc tố của vi trùng.

Thương hàn

Đây là bệnh do vi khuẩn salmonella gây ra. Nó xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và chủ yếu là do ăn phải thức ăn có chứa khuẩn này. Khi đã xuyên qua được hàng rào axit dạ dày, nó tiến đến ruột non và sinh sản tại đây rồi tiếp tục chui qua màng nhầy đến thành ruột và đến máu. Đây là bệnh nhiễm trùng lây qua đường ăn uống do ăn phải thức ăn, uống phải đồ uống bị nhiễm khuẩn.

Cách xử lý mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường ăn uống

Bệnh nhân cần uống nhiều nước theo nhu cầu để phòng mất nước. Tốt nhất là sử dụng dung dịch Oresol Nếu không sẵn có Oresol thì có thể thay thế bằng các loại dung dịch như: nước muối đường, nước cháo muối, nước trái cây… Bệnh nhân vẫn phải ăn bình thường đề phòng suy dinh dưỡng. Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp, trứng, cá hoặc thịt nấu kỹ. Đối với trẻ còn bú mẹ, vẫn tiếp tục cho bú sữa mẹ. Khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế khi bệnh không giảm trong vòng 3 ngày hoặc khi có một trong các dấu hiệu sau: đại tiện nhiều lần, phân nước nhiều; ói mửa liên tục; khát nước nhiều; ăn hoặc uống kém; sốt cao; có máu trong phân hoặc phân đen.

Để phòng ngừa có hiệu quả các bệnh lây qua đường ăn uống nói chung và bệnh tiêu chảy cấp nói riêng, mọi người, mọi nhà cần thực hiện tốt:

  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi; tránh tập trung ăn uống đông người; hạn chế người ra vào vùng đang có dịch.

  • An toàn vệ sinh thực phẩm: Thực hiện ăn chín uống sôi; không ăn rau sống, uống nước lã; không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.
  • Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch.
  • Khi có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nguồn : bau.vn