Nếu để phòng ngủ “bí” không có gió, không khí không lưu thông được, ắt sẽ tạo nên bầu không khí ô nhiễm trong phòng ngủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Sức khỏe sản phụ lúc này còn yếu, em bé thì non nớt, có những cơ quan còn chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng yếu, nếu sống trong bầu không khí ô nhiễm, cơ thể mẹ không những khó Bình phục mà còn dễ sinh thêm bệnh, còn bé sẽ dễ bị cảm cúm, các bệnh về đường hô hấp, thậm chí viêm phổi.
Kể cả mẹ và bé đều cần được chiếu bằng một lượng ánh sáng mặt trời nhất định, mới có thể hồi phục sức khoẻ cho mẹ và phát triển khoẻ mạnh cho con. Trong phòng đóng quá kín, ảnh hưởng tới sự chiếu sáng của ánh mặt trời vào trong phòng.
Có người cho rằng để ánh mặt trời chiếu qua cửa kính và chiếu thẳng đều cho hiệu quả như nhau, thực ra không phải vậy. Kính không cản trở ánh sáng chiếu, nhưng lại cản trở sự thâm nhập của tia tử ngoại. Khoa học đã chứng minh tia tử ngoại có tác dụng khử trùng, vậy mà để ánh sáng chiếu qua cửa kính từ tác dụng đó không phát huy được nữa, điều đó không tốt cho sức khoẻ của chúng ta.
Ngoài ra, sức khoẻ của bé còn quá non nớt, cần rèn luyện để thích nghi dần với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ. Nếu trong phòng quá kín bé sẽ không tiếp xúc được với môi trường bên ngoài. Môi trường bên ngoài và trong phòng quá khác nhau, đến khi buộc phải ra khỏi phòng bé sẽ không kịp thích nghi và khả năng sinh bệnh là rất cao. Sản phụ cũng vậy, ở trong phòng kín như bưng rồi lại bịt đầu, bịt chân nữa, đến khi dỡ bỏ những thứ đó thì khả năng mắc bệnh lại càng cao hơn nữa.
Tốt nhất là cứ thuận theo tự nhiên mà làm. Sản phụ mới sinh con, đó là một quá trình sinh lý, cơ thể đương nhiên là yếu, nên ít hoạt động chú ý giữ ấm hơn Bình thường một chút, tư tưởng cần thoải mái, tràn đầy tự tin.
Sau sinh nên đánh răng, súc miệng.
Dân gian còn khuyên bạn “trong tháng không nên đánh răng” và cho rằng trong tháng đầu tiên sau sinh mà đánh răng thì sau này sẽ bị buốt răng và hỏng răng sớm. Thực ra, lời khuyên này không có cơ sở khoa học, trong suốt một tháng trời không đánh răng sẽ gây nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ và bé.
Trong khoang miệng của người Bình thường, chủng loại và số lượng vi trùng là một con số khủng khiếp với tất cả chúng ta. Thường thấy nhất là khuẩn nhũ toan can, khuẩn liên cầu, khuẩn bạch sắc niệm chu,… và rất nhiều loại khác nữa. Sức đề kháng của sản phụ còn yếu hơn người Bình thường, cần một thời gian dài mới có thể Bình phục được. Trạng thái này khiến cho vi khuẩn trong khoang miệng và các bộ phận khác trên cơ thể sinh sôi nảy nở cực mạnh.
Sau khi sinh, sản phụ lại thường ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, đồ ngọt cũng ăn nhiều hơn, nên thực phẩm bám lại trên răng và khoang miệng cũng nhiều hơn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ hình thành đủ thứ bệnh về răng miệng, như cao răng, sâu răng, viêm lợi, hỏng tuỷ răng… Các vi khuẩn trong khoang miệng cũng có thể đi vào máu, dẫn tới viêm tuyến vú cấp tính, viêm nội mạc tử cung, thậm trí viêm khung xương chậu…. Bên cạnh đó, các bà mẹ lại khó tránh khỏi hôn con mình, như vậy vi khuẩn trong miệng cũng dễ truyền sang con qua tiếp xúc và qua hơi thở, dẫn tới bé bị nhiễm bệnh ở khoang miệng và toàn thân.
Cho nên, một ngày sau khi sinh, sản phụ nên đánh răng súc miệng.
Đương nhiên, thể chất của sản phụ còn yếu, răng lợi cũng yếu hơn Bình thường, nên cần lựa chọn loại bàn chải, kem đánh răng và phương pháp đánh răng thích hợp. Nên chọn loại bàn chải đầu nhỏ, lông mềm, chải răng dọc bàn chải và nhẹ tay để không gây tổn hại đến lợi và chân răng. Kem đánh răng nên chọn loại Bình thường có ít tính kích thích, nếu khoang miệng không có bệnh tật gì đặc biệt thì không nên dùng loại kem có chứa nhiều flour. Nên dùng nước ấm để đánh răng súc miệng, tốt nhất là nước muối sinh lý. Sau mỗi lần ăn uống nên súc miệng lại. Như vậy chính là để bảo vệ khoang miệng của bạn và sức khoẻ của thiên thần bé nhỏ thì điều đó rất nên thực hiện.
Đông y chủ trương sau sinh 3 ngày thì đánh răng bằng ngón tay. Cách thức như sau: rửa sạch tay, bọc ngón tay trỏ của bàn tay phải bằng miếng khăn xô sạch, quệt lên đó một chút kem kem đánh răng, sau đó làm như ngón tay trỏ của bạn là bàn chải để đánh răng, sau đó lại dùng ngón tay để mát xa chân răng vài vòng. Phương pháp này có tác dụng hoạt huyết thông mạch, làm chắc răng lợi, nếu có thể thực hiện lâu dài sẽ trị được các bệnh viêm chân răng, chảy máu chân răng, chân răng lung lay… Sản phụ nào sẵn có bệnh về răng nên chọn phương pháp này.
Bạn có thể súc miệng bằng nước muối nhạt, hoặc trên thị trường hiện nay có bán chai muối sinh lý rất tiện lợi. Súc bằng nước muối tự pha sẵn vào chai hoặc bằng cách: Bỏ một nhúm muối sạch vào miệng ngậm thêm nước ấm, để muối tự tan trong miệng rồi súc đi súc lại vài lần trong miệng. Như vậy có thể củng cố chân răng, tránh lung lay răng.
Nếu sau sinh mà bị nóng trong, khoang miệng bị “nhiệt” lợi hoặc “nhiệt” lưỡi, có thể dùng: bạch chỉ 6 gam, cam thảo 3 gam, hãm trong nước suôi (hoặc đun sôi một chút), rồi ngậm và súc miệng khi nước còn ấm. Phương thuốc này có tác dụng giảm nhiệt giảm đau, kiện vị, chống phong hàn.
Còn phương thuốc: trần bì 6 gam, tế tân 1 gam, hãm nước sôi một lát rồi ngậm và súc miệng khi nước còn ấm có tác dụng trị hôi miệng, lợi răng chân răng bị phồng đau…..
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn