Ăn dặm là ăn gì? Những điều cần lưu ý cho các mẹ bắt đầu có con ăn dặm

Đối với những mẹ đang nuôi con nhỏ, khái niệm ăn dặm chắc chắn không còn lạ lẫm. Tuy nhiên ăn dặm là ăn gì được hiểu theo nghĩa đầy đủ là gì?

Ăn dặm là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Và trong hành trình này chắc chắn cần sự đồng hành của các mẹ. Tuy nhiên ăn dặm là ăn gì? Những điều lưu ý là gì? Dưới đây sẽ là những giải đáp cụ thể, chi tiết nhất dành cho các mẹ.

Ăn dặm là ăn gì?

Ăn dặm là một bước chuyển biến  lớn của mỗi đứa trẻ. Trẻ sẽ chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức sang chế độ ăn thô mà ở đó có thức ăn dạng sệt, tới dạng lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng.

an dam la an gi

Thông thường, 6 tháng tuổi là độ tuổi lý tưởng nhất để trẻ bắt đầu ăn dặm. Đây là độ tuổi vừa vặn, không quá sớm cũng không quá muộn. Tuy nhiên, ăn dặm còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: tâm lý của trẻ, tình trạng sức khoẻ,.. nên bố mẹ nên dựa vào tình hình của từng bé để quyết định độ tuổi ăn dặm cho con mình.

Những điều cần lưu ý khi cho con ăn dặm

1. Không cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi

Có thể nhiều bố mẹ do quá nôn nóng nên quyết định cho con ăn dặm quá sớm. Tuy nhiên  bố mẹ không hề nghĩ tới việc hệ tiêu hoá của trẻ đang còn quá non nớt. Việc ăn dặm quá sớm sẽ khiến hệ tiêu hoá của bé phải hoạt động mạnh hết công suất. Điều này không hề tốt cho đường tiêu hoá của trẻ một chút nào. Do đó bố mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi để hệ tiêu hoá của của trẻ được hoàn diện ở một thời điểm thích hợp nhất. Cụ thể là khi trẻ được 6 tháng tuổi.

2. Nên cho trẻ ăn dặm theo giai đoạn

Ở đây có 4 giai đoạn ăn dặm cho bé đó là:

  • Giai đoạn 1:  trẻ 4 -6 tháng tuổi
  • Giai đoạn 2: trẻ 6- 8 tháng tuổi
  • Giai đoạn 3: trẻ 9-11 tháng tuổi
  • Giai đoạn 4: 12-18 tháng tuổi

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn nền tảng, là những ngày đầu tiên trẻ được tiếp xúc với những thứ đồ ăn hoàn toàn mới trước đó.  Do vậy, những món ăn giai đoạn này phải  được chế biến một cách lỏng, dễ nuốt mà không cần nhai. Ví dụ như: cháo nghiền, cháo rây, cháo xay nhuyễn. Các loại rau củ được nấu chín mềm: cà rốt, khoai lang, khoai tây,… 

Một lưu ý nhỏ là ở giai đoạn này, mẹ không nên cho bé ăn thịt, cá nói riêng và chất đạm nói chung vì hệ tiêu hoá, dạ dày của bé còn non nớt.  Mẹ có thể thử nghiệm với đậu phụ non để đảm bảo an toàn vì đậu phụ có độ mềm mịn, dễ ăn, dễ nuốt.

Giai đoạn 2

Đến độ tuổi này, lưỡi của bé bắt đầu linh hoạt hơn, lưỡi và cằm cùng lợi bắt đầu học cách nghiền thức ăn. Do đó mẹ bắt đầu có thể “thử thách” bé yêu với những đồ ăn khác mới lạ hơn. Tôm, thịt bằm,.. xay nhuyễn, nghiền nát có thể được bổ sung trong thực đơn ăn dặm của bé. Đồng thời, mẹ nên tập cho bé cầm, nắm đồ ăn trên tay như: hoa quả, nui, rau củ,…

an dam la an gi

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn 3, mẹ có yên tâm phần nào vì bé cũng đã quen được nhịp độ và các cấp độ ăn uống. Vì vậy, mẹ có thể cho bé ăn cháo không cần rây. Trẻ cũng đã bắt đầu ăn được trứng gà, chuối.

Giai đoạn 4

Lúc này, nhiều bố mẹ có thể cho bé yêu cai sữa và gia tăng số lượng các bữa ăn chính, bữa ăn phụ cho con. Lúc này con có thể dễ dàng ăn được các món ăn trong mâm cơm gia đình.

3. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cho trẻ

4 nhóm dưỡng chất mẹ nên bổ sung cho bé trong giai đoạn này:

  • Chất đạm: trứng, sữa, thịt, tôm, cá, đậu nành, đỗ, đậu,…
  • Vitamin và chất khoáng: rau củ quả, trái cây
  • Chất béo: bơ, dầu ,…
  • Tinh bột: gạo, bánh mì, nui, miến, bún, phở, khoai lang, khoai tây,…

4. Không cho gia vị vào thức ăn

Nhiều mẹ cho rằng nếu đồ ăn không có gia vị sẽ nhạt nhẽo, kém hấp dẫn. Do đó khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, nhiều mẹ có xu hướng nêm nước mắm, muối với suy nghĩ sẽ khiến món ăn đậm đà, kích thích vị giác khiến trẻ ăn nhiều, ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, khuyến cáo từ các chuyên gia chính là không được cho gia vị vào đồ ăn dặm của bé.

5. Chú ý đến việc tiêu hoá của trẻ

Khi có trẻ ăn thử các loại đồ ăn mới, mẹ nên hết sức chú ý xem phân bé đi như thế nào, những biểu hiện, thái độ ăn ra sao. Vì đồ ăn mới có thể không phù hợp sẽ khiến bé bị dị ứng, tiêu chảy.

6. Bố mẹ nên học cách kiên nhẫn

Thật vậy, ăn dặm đối với nhiều bà mẹ là một cuộc chiến đẫm nước mắt.  Khi trải nghiệm ăn dặm, chắc chắn bé sẽ rất bỡ ngỡ, nghịch ngợm, bất hợp tác. Nhiều lúc còn lười ăn, biếng ăn, nôn trớ,… Do đó mẹ nên trang bị một tâm lý thoải mái, chủ động đón nhận những điều khó khăn. Bởi cũng giống như người lớn, trẻ cũng cần phải có thời gian làm quen với những thứ mới mẻ. Điều quan trong nhất là bố mẹ nên kiên nhẫn, đồng hành cùng con.

Trên đây là là các kiến thức về ăn dặm là ăn gì, những lưu ý khi cho bé ăn dặm mà bố mẹ nên biết. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Nguồn : bau.vn