Ăn dặm truyền thống có tốt không? Phương pháp ăn dặm truyền thống

Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm từ lâu đời với cách nấu đơn giản, khẩu phần đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bé nên ăn dặm khi đủ 180 ngày tuổi (tương đương 6 tháng). Hiện nay, với các phương pháp ăn dặm phổ biến được nhiều người lựa chọn như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm chỉ huy BLW (Baby Led Weaning), ăn dặm truyền thống dường như trở thành phương pháp bị lãng quên bởi được cho là không tốt và thiếu khoa học. Nhưng ăn dặm truyền thống có thực sự lỗi thời như mọi người vẫn nghĩ? Ưu và nhược điểm của phương pháp này là gì? Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Phương pháp ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm truyền thống là sự kết hợp giữa các loại thực phẩm có chứa đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ và thường được chia ra thành 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Bé làm quen với ăn dặm

an dam truyen thong

Đối với các bé trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Vì thế mẹ chỉ nên cho bé ăn với khẩu phần nhỏ để dần quen với thức ăn. Khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy chú ý ninh kĩ, nghiền nhỏ và lọc lại qua rây để bột loãng và mịn. Vì hệ tiêu hóa của bé lúc này vẫn còn non nớt, mẹ nên chọn những thực phẩm lành tính và tránh những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt bò, tôm, ốc, hải sản,…

Giai đoạn 2: Tăng độ thô của thức ăn

an dam truyen thong

Đây là giai đoạn khi bé đã làm quen với đồ ăn được khoảng 1-2 tháng, có thể bắt đầu ăn một bữa bột một bữa cháo mỗi ngày. Khi nấu cháo mẹ nấu như bình thường cho đến khi chín thì dùng đũa hoặc thìa khuấy để hạt cháo vỡ ra. Mẹ cũng không cần phải xay nhuyễn như giai đoạn đầu nữa mà có thể băm nhỏ để tăng độ thô của thực phẩm.

Cho đến khi bé 7-8 tháng, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn thêm cua đồng, cá, lươn,…

Giai đoạn 3: Ăn cháo nguyên hạt

 

Giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn cháo nguyên hạt và làm quen dần với các hoa quả thô mềm như chuối, đu đủ chín. Mẹ có thể nấu cháo đặc hơn nhưng vẫn cần xay nhuyễn các thực phẩm ăn kèm. Hãy bắt đầu cho bé làm quen với thìa và cho con ăn cùng lúc với cả nhà, như vậy có teher tạo thêm hứng thú ăn uống cho bé và giúp bé tự ăn dễ dàng hơn trong giai đoạn sau.

Giai đoạn 4: Tập ăn cơm

Giai đoạn này bắt đầu khi bé qua 1 tuổi, khi đó lợi và răng bé đã phát triển hơn, có thể ăn hầu hết các loại thức ăn như bố mẹ. Bé có thể tập ăn cơm mềm, thức ăn băm nhỏ và tập cầm thìa tự ăn.

Hãy thay đổi đa dạng các món ăn thường xuyên để tạo hứng thú ăn uống cho bé, đồng thời tránh trường hợp bé quá thích hoặc cực kỳ ghét một món ăn khi lặp lại 1 món ăn quá lâu.

Ưu điểm của ăn dặm truyền thống

  • Bé sẽ tăng cân đều đặn vì lượng thức ăn nhiều và đầy đủ dinh dưỡng
  • Chế biến đơn giản, tiện lợi
  • Xay nhuyễn thức ăn sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn chỉnh của bé

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống

  • Nhiều loại thức ăn trộn lẫn khiến bé khó cảm nhận mùi vị từng loại thức ăn, dễ gây ra biếng ăn ở trẻ
  • Có thể khiến khả năng ăn thô của bé kém nếu mẹ không chú ý tăng độ thô của thức ăn đúng thời điểm.

Nguồn : Sức khỏe 24h