Ăn rau mồng tơi đúng cách để tránh mang họa cho sức khỏe

Canh rau mồng tơi là món ăn được yêu thích khi mùa hè nắng nóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn rau mồng tơi đúng cách. Hôm nay, bau.vn chỉ bạn những sai lầm nhiều người hay mắc phải khi nấu món ăn này.

Ăn rau mồng tơi đúng cách không chỉ tránh được những tác hại cho sức khỏe mà còn giúp phát huy hết được những giá trị dinh dưỡng món ăn mang lại.

Rau mồng tơi lầ loại rau phổ biến ở Việt Nam, được ưa chuộng vào mùa hè vì theo Đông y mồng tơi có tác dụng tán nhiệt, giải nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được rau mồng tơi và biết ăn mồng tơi đúng cách.

Những tác hại khi ăn nhiều rau mồng tơi

1. Ăn nhiều mồng tơi có nguy cơ gây sỏi thận

Trong rau mồng tơi chứa nhiều purin là một hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.

an rau mong toi dung cach

2. Mồng tơi có thể gây hấp thụ kém

Ăn quá nhiều rau mồng tơi có thể gây cơ thể hấp thụ kém vì phải nạp quá nhiều lượng axi oxalic vào trong cơ thể. Đây là một loại chất hóa học có thể liên kết với canxi, sắt khiến cơ thể khó hấp thu những chất dinh dưỡng.

Do đó, khi ăn rau mồng tơi nên ăn cùng các loại rau có vitamin C như cà chua, khế, cam chanh.

3. Gây khó chịu trong dạ dày

Khi ăn quá nhiều rau mồng tơi sẽ tích tụ một hàm lượng chất xơ lớn trong dạ dày, khiến dạ dày khó chịu. Cũng chính vì đặc tính này, nên những người hay bị lạnh bụng hay bị tiêu chảy hạn chế sử dụng rau mồng tơi. Nếu cố tình ăn sẽ làm tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

an rau mong toi dung cach

Ăn rau mồng tơi đúng cách

1. Không ăn rau mồng tơi kết hợp với thịt bò

Rau mồng tơi nấu cùng thịt bò sẽ làm mất đi tính nhuận tràng, làm tiêu hóa kém đi. Những người bị táo bón kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

2. Không ăn rau mồng tơi để qua đêm

Rau mồng tơi chứa một lượng natri lớn, nếu để lâu qua đêm vi khuẩn bị phân hủy, lượng natri sẽ chuyển hóa thành natrite- chất gây ung thư. Khi chất này được đưa vào dạ dày sẽ thành N-nitroso gây các bệnh ung thư như ung thư thực quản, dạ dày và các bệnh về tiêu hóa. vì vậy, nếu gia đình hay có thói quen để loại canh này qua đêm thì hãy dừng ngay hành động đó để đảm bảo sức khỏe.

3. Không ăn rau mồng tơi sống

Rau mồng tơi sống sẽ gây đầu bụng, khó tiêu. Theo kinh nghiệm dân gian, loại rau có chất nhầy cần được nấu chín để tận dung tối đa chất dinh dưỡng của nó.

4. Rau mồng tơi an toàn

Rau mồng tơi đảm bảo thường có màu xanh hơi vàng chứ không phải màu xanh mướt, xanh đậm như phun thuốc hóa học. Là ngắn, dày, cân đối với phần thân. Thân rau giòn, rắn chắc chứ không mượt mà như loại có phun thuốc tăng trưởng. Đây là những dấu hiệu nhận biết rau mồng tơi an toàn để bạn có sự lựa chọn.

an rau mong toi dung cach

Những người không nên ăn rau mồng tơi

Những người bị đau dạ dày, đau sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi vì hàm lượng chất xơ cao khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều. Người mới lấy cao răng vì rau mồng tơi sẽ gây mảng bám trên răng do chất axit oxalic không hòa tan trong nước. Bởi vậy, người mới lấy cao răng không nên ăn rau mồng tơi trong 1-2 tuần.

 

 

Nguồn : Sức khỏe 24h