Ba bất thường cảnh báo nồng độ axit uric trong cơ thể cao gây bệnh gout hoặc sỏi thận

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của nhân purin được thải trừ qua thận. Khi acid uric trong máu tăng cao vượt quá độ bão hòa, nó có thể kết tinh lại thành các tinh thể urat, lắng đọng ở khớp gây ra cơn gút cấp (bệnh gút). Hoặc lắng đọng tại da, mô mềm thành các hạt tophi, hoặc tạo thành sỏi urat ở thận.

Ba bất thường cảnh báo nồng độ axit uric cao

1. Khó khăn khi đi tiểu

Khó khăn khi đi tiểu là một trong ba bất thường cảnh báo nồng đọ axit uric trong cơ thể cao. Hàm lượng axit uric trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn (ở nam trên 420 µmol/L, ở nữ trên 360 µmol/L) sẽ làm tắc nghẽn cầu thận và gây ra các triệu chứng như thiểu niệu, tiểu buốt, vô niệu. Khi gặp phải tình trạng trên, bạn nên kiểm tra chức năng thận kịp thời để tránh bệnh nặng hơn.

Khó khăn khi đi tiểu

2. Đau khớp

Đây là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện khi axit uric quá cao. Quá nhiều axit uric trong cơ thể sẽ gây ra sự kết tủa urat, một phần urat sẽ tích tụ ở các khớp. Theo thời gian, tình trạng đau nhức xương khớp dễ xảy ra.

3. Thường xuyên khát

Nếu bạn hay cảm thấy khát khi ngủ, ngay cả khi đã bổ sung nước, nồng độ axit uric trong cơ thể có thể đang rất cao.

Thận có chức năng chuyển hóa axit uric. Trong quá trình trao đổi chất này, nước là cần thiết. Thừa axit uric sẽ khiến cơ thể thiếu nước trầm trọng và bạn sẽ có cảm giác hay khát nước.

Thường xuyên khát nước

Phòng ngừa bệnh Tăng acid uric máu

  • Chế độ ăn lành mạnh: nhiều rau xanh, ít mỡ động vật, giảm thức ăn chứa nhiều purin nếu bị tăng acid uric máu
  • Tập luyện thể dục đều đặn: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần
  • Không dùng các thuốc bừa bãi, nếu cần dùng thuốc kéo dài, phải dùng theo chỉ định của bác sĩ
  • Hạn chế rượu bia

Nguồn : Sức khỏe công động