Bà bậu bị bệnh zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý

Bệnh zona thần kinh khi mang thai có thể gây một số ảnh hưởng nhất định lên thai nhi, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Triệu chứng bệnh zona khi mang thai

Trong thời gian đầu, các phụ nữ mang thai bị zona sẽ cảm thấy đau rát, ngứa ran (thường là một bên) trong cơ thể hoặc khuôn mặt. Một số đối tượng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân như: sốt nhẹ, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiểu…

Bị bệnh zona thần kinh khi mang thai – Mẹ bầu nên lưu ý gì ? - ảnh 1

Sau hai đến ba ngày, tại vị trí đau rát, phát ban và các dát đỏ bắt đầu xuất hiện trên da. Kéo theo đó là sự xuất hiện của các chùm mụn nước (có hình dạng như chùm nho) căng cứng, khó vỡ. Khi vỡ, chúng có thể gây chảy máu. Tình trạng trên gây đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu và biến mất sau 2 – 4 tuần.

Phát ban trên da có thể biến mất sau 2 – 4 tuần nhưng cơn đau có thể tiếp diễn nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó. Hiện tượng này gây ra do dây thần kinh bị tổn thương (được gọi là chứng đau thần kinh sau zona).

Bị zona thần kinh khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Zona thần kinh có phạm vi ảnh hưởng thấp, chủ yếu tấp trung bên ngoài da và ít để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng của zoan thần kinh có  thể tăng lên nếu bệnh lý này phát sinh trong thai kỳ.

Virus Varicella zoster có thể xâm nhập vào bào thai, gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào thần kinh của thai nhi. Nếu sản phụ mắc bệnh trong ba tháng đầu, thai nhi có thể bị dị tật hoặc gặp phải một số vấn đề sức khỏe bẩm sinh.

Từ tháng thứ tư trở đi, thai nhi đã dần hoàn thiện, khả năng virus ảnh hưởng hoặc gây tác động nghiêm trọng đến bào thai là rất hiếm.

Tuy nhiên, nếu virus hoạt động mạnh và gây bệnh thủy đậu, khả năng thai nhi bị ảnh hưởng là rất cao. Do đó, cần có biện pháp chủ động ngăn ngừa các vấn đề tiêu cực trước khi bước vào thai kỳ.

Điều trị zona thần kinh khi mang thai an toàn

Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh zona, phụ nữ mang thai nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chỉ định một số biện pháp khắc phục. Việc áp dụng một số biện pháp điều trị zona trong thai kỳ sớm có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm nguy cơ đau thần kinh kéo dài.

Bị bệnh zona thần kinh khi mang thai – Mẹ bầu nên lưu ý gì ? - ảnh 2

Với các bà bầu, chuyên gia có thể chỉ định một số thuốc kháng virut như:

  • acyclovir (Zovirax)
  • famciclovir (Famvir)
  • valacyclovir (Valtrex)

Các loại thuốc này nên dùng càng sớm càng tốt để phát huy hiệu quả tối ưu. Thời điểm dùng thuốc kháng virus tốt nhất là trong vòng 3 ngày kể từ khi triệu chứng bắt đầu biểu hiện trên cơ thể.

Ngoài các loại thuốc kê đơn, phụ nữ bị zona thần kinh khi mang thai cũng có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn (OTC) an toàn cho thai kỳ và biện pháp giảm đau tại nhà sau:

  • Chườm mát, tắm nước mát để giảm đau.
  • Mặc quần áo rộng.
  • Băng lại vùng da phát ban, mụn nước để hạn chế xây xác, tổn thương cơ học và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Dùng thuốc kháng histamin (chẳng hạn Benadryl), tắm bột yến mạch, bôi sản phẩm kem dưỡng da calamine để giảm ngứa).
  • Thuốc giảm đau không kê đơn aceminophen. Thận trọng khi dùng bất kỳ thuốc không kê đơn nào và chỉ nên sử dụng khi được chuyên gia cho phép. Phụ nữ đang mang thai không nên điều bằng NSAID trong nhưng tháng cuối của thai kỳ.

Thay đổi lối sống và sinh hoạt hằng ngày để kiểm soát bệnh zona khi mang thai

Trong ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh zona và tăng tốc độ hồi phụ. Do đó, trong khẩu phần ăn hằng ngày, các bà bầu nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau:

  • Vitamin B12, B6.
  • Thực phẩm giàu vitamin C và kẽm.
  • Thực phẩm giàu lysine. Lyssine được tìm tháy nhiều trong các loại đậu, thịt gà, sữa, pho mát.
  • Cam thảo (dùng với hàm lượng phù hợp).

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những loại thực phẩm sau:

  • Đồ uống chứa cồn: rượu, bia
  • Các loại hạt hoặc sản phẩm được chế biến từ yến mạch, sô cô la, đậu nành, bột mì trắng, galetin, mầm lúa mì..
  • Ngũ cốc tinh chế
  • Chất béo.

Trong sinh hoạt hằng ngày

  • Hạn chế gãi.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát được làm từ chất liệu tự nhiên như cotton.
  • Có thể băng nhẹ vết thương để hạn chế ma sát.
  • Vệ sinh da hằng ngày bằng chất tẩy rửa có tính sát khuẩn dịu nhẹ.

Tỷ lệ mắc bệnh zona ở phụ nữ mang thai là rất thấp. Tuy vậy, nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và lo lắng về bệnh zona, hãy nói chuyện với bác sĩ  về việc tiêm vắc-xin phòng bệnh. Nếu bạn đã mang thai, hãy tập thói quen sinh hoạt lành mạnh và thăm khám với chuyên gia khi có bất kỳ triệu chứng nào. Nhận biết và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho bạn và thai nhi.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.