Bà bầu bị dị ứng da mặt có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Da mặt bị dị ứng là nỗi ám ảnh mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Trong giai đoạn mang thai, sự thay đổi về nội tiết làm làn da người phụ nữ trở nên nhạy cảm, dễ bị nám, nổi mụn nặng hơn có thể bị nổi mẩn đỏ, sưng đau.

Vậy làm sao để chúng ta phòng ngừa và điều trị tình trạng dị ứng da mặt khi mang thai an toàn, không gây ảnh hưởng đến thai nhi? Hãy theo dõi ngay những thông tin mà Bau.vn tổng hợp được trong bài viết bên dưới nhé.

dị ứng da mặt

Nguyên nhân gây dị ứng mà mẹ bầu cần lưu ý

Dị ứng da mặt ở các mẹ bầu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Thay đổi nội tiết tố khi mang thai
  • Do mỹ phẩm
  • Có thể là dị ứng với thực phẩm như: hải sản, thịt bò, tôm, đậu phộng, nấm
  • Dị ứng da mặt do thời tiết
  • Bà bầu cũng có thể bị dị ứng da mặt do tiền sử da khô, căng thẳng tinh thần
  • Việc tiếp xúc với lông vật nuôi như chó, mèo
  • Một số bà bầu bị mắc chứng mật kém lưu thông cũng có thể bị khô da, vàng da và ngứa. Đi kèm theo đó là cảm giác chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.

Triệu chứng bà bầu bị dị ứng da mặt

Các triệu chứng của phản ứng dị ứng là khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra dị ứng:

  • Phát ban
  • Vùng da sưng húp
  • Đốm đỏ nhỏ trên da
  • Cảm giác ngứa ngáy, châm chích hoặc bỏng rát
  • Da khô hoặc nứt nẻ
  • Mụn

Bà bầu bị dị ứng da mặt có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Dị ứng da ở mức độ nhẹ hay nặng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ở trường hợp nhẹ, các triệu chứng của dị ứng làm cho người mẹ mệt mỏi và khó chịu. Tình trạng này khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của em bé bị cản trở.

Ở mức độ nặng, chẳng những việc hấp thụ chất dinh dưỡng của bé bị hạn chế mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Phổi và phế quản của thai nhi rất dễ bị tổn thương khi mẹ bầu bị dị ứng da. Thậm chí có trường hợp còn gây sinh non hoặc dị tật bẩm sinh.

Cách chữa trị dị ứng da mặt cho bà bầu

1. Bài thuốc xông nóng

Bài thuốc xông nóng dị ứng da mặt

Chuẩn bị kinh giới, hương nhu, 1 giọt tinh dầu khuynh diệp. Dùng các thảo dược trên đem rửa sạch rồi đun sôi, khi nước sôi già khoảng 10 phút thì lấy ra xông. Trùm lên đầu 1 tấm khăn và xông vùng da mặt vào nồi thảo dược để hơi nóng và tinh dầu ấm có thể giảm ngứa, trị dị ứng rất tốt.

2. Mật ong và sữa chua

 sữa chua và mật ong

Chuẩn bị 1 thìa mật ong, 1/2 hũ sữa chua.  Trộn đều sữa chua và mật ong rồi đem bôi lên vùng da mặt bị dị ứng. Kết hợp massage và nằm thư giãn khoảng 20 phút thì rửa mặt sạch lại với nước. Cách này áp dụng ngày 1 lần và làm liên tục cho tới khi tổn thương da do dị ứng biến mất hoàn toàn.

3. Lòng trắng trứng gà

Lòng trắng trứng gà 

Chuẩn bị 1 lòng trắng trứng. Khi dùng bôi lòng trắng lên vùng da bị dị ứng, các dưỡng chất trong lòng trắng trứng giúp da nhanh chóng phục hồi lại, mát da, giảm ngứa, ngừa viêm an toàn và không để lại tác dụng phụ.

 Một số lưu ý khi bị dị ứng

  • Dùng sữa dưỡng ẩm hoặc xà phòng không mùi
  • Hạn chế tắm nước nóng hoặc ngâm mình quá lâu
  • Không gãi, cào trực tiếp lên vết ngứa mà nên chườm mát
  • Có thể chườm ấm để giảm cảm giác ngứa.
  • Nếu dị ứng do các yếu tố bên ngoài thì mẹ nên hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như lông vật nuôi, thực phẩm gây kích ứng,
  • Thường xuyên giặt chăn, màn và hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Nguồn : bau.vn

  • 8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    8 lợi ích từ việc ăn táo mà không phải bà bầu nào cũng biết

    Nhiều mẹ bầu rất thích ăn táo nhưng lại sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Họ cho rằng loại trái cây này đối với bà bầu khó hấp thụ, không có lợi ích nhiều nên có thể không sử dụng. Nếu bạn nhận định như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
  • Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Dị tật ống thần kinh thai nhi nếu mẹ thiếu máu thai kỳ

    Thiếu máu thai kỳ là một báo động rằng bạn cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Bởi nếu chủ quan sức khỏe thai nhi sẽ phải chịu tác động xấu.
  • Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Giải đáp nguyên nhân tại sao khi mang thai các mẹ bầu lại hay khóc

    Nhiều phụ nữ khi mang thai tâm trạng thay đổi thất thường và nhạy cảm hơn trước. Lliệu có thay đổi gì khi mang thai khiến mẹ bầu hay khóc không?
  • Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Vì sao phụ nữ mang thai bị nôn nghén? Những yếu tố bạn cần biết

    Nôn nghén là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng với một số phụ nữ, nôn nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ bị nôn nghén hơn người khác?
  • Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Ăn nhẹ đúng cách: 7 lựa chọn vàng cho sức khỏe thai kỳ

    Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ba bữa ăn chính mỗi ngày, những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi mà còn bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu. Dưới đây là 7 món ăn nhẹ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa và chế phẩm từ sữa: Dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và mẹ cho con bú

    Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, đạm, vitamin D, B12, photpho, cùng nhiều vi chất cần thiết cho quá trình hình thành xương, phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, sữa còn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, rất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai và cho con bú.