Bà bầu đau khớp háng: Nguyên nhân và những lưu ý cho các mẹ bầu

Bà bầu đau khớp háng là tình trạng gây khó chịu bởi bạn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt. Cơn đau do nhiều nguyên nhân gây ra.

Nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang bầu

Có bầu đau khớp háng do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là một trong những nguyên nhân đau khớp háng dưới đây:

bà bầu đau khớp háng

Do vận động

Thai phụ đứng lên ngồi xuống chịu sức ép từ thai nhi và việc thai nhi thúc xuống tạo ra những cử động mạnh, tác động lên vùng tử cung, gây đau nhức khớp háng. Việc phải gánh đỡ một cơ thể mới làm gia tăng áp lực lên vùng xương chậu, lan xuống vùng khớp háng.

Thay đổi trong cơ thể

Mang thai là quá trình cơ thể người phụ nữ có rất nhiều biến đổi, một trong số đó là thay đổi nội tiết, một số hormone hoạt động mạnh hơn để đảm bảo nuôi dưỡng đứa trẻ, một số khác kích thích cơ thể, chuẩn bị cho sự ra đời của đứa bé.

Nội tiết thay đổi khiến các dây chằng ở khớp háng mềm ra để xương chậu co giãn, tạo điều kiện cho đứa trẻ sinh ra dễ dàng hơn. Vô tình quá trình này khiến khớp háng của bà mẹ yếu đi, dễ bị đau nhức, gây ra tình trạng bà bầu bị đau khớp háng.

Cấu tạo cơ thể phụ nữ

Cơ thể người phụ nữ có những thiết kế đặc biệt để phù hợp với thiên chức làm mẹ. Dạ con được cố định trong một hệ thống tiểu khung để bảo vệ đứa trẻ bên trong. Hệ thống được níu giữ bởi các dây chằng nối từ dạ con xuống thành chậu hông.

Khi đứa trẻ lớn dần lên, dạ con cũng lớn theo khiến các dây chằng bị giãn ra, tạo thành những cơn đau khớp háng và xương mu khi mang thai.

Đặc biệt khi thai phụ càng đi lại nhiều, vận động mạnh, làm việc quá sức thì dây chằng càng bị giãn mạnh và những cơn đau sẽ tăng nặng, dồn dập hơn. Càng gần cuối thai kì, thai càng xuống thấp thì sức ép càng lớn và các cơn đau cũng sẽ càng nặng nề hơn.

Thiếu canxi

Hiện tượng đau khớp háng ở bà bầu cũng có thể là hệ quả của việc thiếu canxi. Cơ thể người mẹ dành nguồn canxi nuôi dưỡng cho đứa trẻ, đặc biệt là trong khoảng thời gian hình thành cơ xương nên các khớp xương lỏng lỏ, dễ bị đau nhức hơn bình thường.

Tăng cân khi mang thai

Việc tăng cân quá nhanh khi mang thai khiến trọng lượng cơ thể dồn ép lên các khớp xương, trong đó có xương háng khiến chúng phải chịu áp lực lớn, dẫn tới tình trạng đau nhức. Bà bầu càng tăng nhiều cân thì những cơn đau càng nhiều và kéo dài.

Bà bầu đau khớp háng chủ yếu là do sự hình thành của đứa trẻ khiến cơ thể có nhiều biến động. Tuy nhiên, một số trường hợp mắc các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, giãn dây chằng, tổn thương sụn khớp, viêm cơ,… cũng sẽ dẫn tới đau. Những trường hợp này nguy hiểm hơn bởi bệnh xương khớp có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé trong quá trình mang thai, sinh nở.

Các triệu chứng đi kèm với đau khớp háng

Bên cạnh các cơn đau ở vùng khớp háng và âm đạo, mẹ bầu còn gặp phải một số tình trạng khó chịu khác, chẳng hạn như

  • Táo bón

  • Tiểu không tự chủ

  • Đi tiểu thường xuyên

  • Ợ nóng, nhưng không còn quá nhiều như trước

Nếu những triệu chứng này diễn ra thường xuyên và còn đi kèm với các tình trạng khác, chẳng hạn như sốt, nhức đầu dữ dội, thai nhi giảm cử động hoặc thậm chí bạn không thể cảm nhận được cử động của bé thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.

Cách khắc phục đau khớp háng khi mang bầu

Việc cần làm đầu tiên để giảm thiểu tối đa những cơn đau khớp háng ở bà bầu là làm theo một số hướng dẫn sau:

Nghỉ ngơi hợp lý

bà bầu đau khớp háng

Bà bầu cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu những cơn đau

Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc, hạn chế đi lại quá nhiều và thả lỏng, thư giãn cơ thể thường xuyên. Áp lực khi mang thai là rất lớn, xương khớp chịu sức ép hơn bình thường nên bất cứ lúc nào cũng phải để chúng được nghỉ ngơi.

Vùng xương háng đỡ xương chậu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp trong suốt toàn bộ thai kì, càng về những tháng cuối thì càng nên để vùng này được nghỉ ngơi. Bà bầu đau khớp háng hãy ngồi nhiều hơn đứng, đi lại chậm rãi và nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh như chạy nhảy, leo lên leo xuống cầu thang liên tục, lao động nặng nhọc, mang vác đồ đạc, ngồi xổm,…

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau xương khớp háng khi mang thai, thai phụ nên ăn uống khoa học, bồi dưỡng các chất cần thiết để nuôi dưỡng cho thai nhi đồng thời bổ sung nguồn canxi để tránh tình trạng thiếu canxi, loãng xương, thoái hoá xương khớp.

Ở mỗi giai đoạn của thai kì, thai phụ sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn cân bằng, hợp lý, nạp đủ canxi thông qua thực phẩm.

Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Với những người có triệu chứng đau nặng hoặc người vẫn phải duy trì lao động nặng khi mang thai thì hãy sử dụng đai nâng đỡ bụng bầu và cố định vùng xương chậu để giảm bớt áp lực cho phần xương bên dưới.

bà bầu đau khớp háng

Đeo dụng cụ hỗ trợ khi mang thai

Thăm khám kịp thời

Với trường hợp bà bầu đau khớp háng quá nặng, đau do bệnh lý xương khớp cần sử dụng thuốc thì việc cần làm nhất là tới bệnh viện để được chẩn trị và theo dõi, không tự ý uống thuốc giảm đau, thuốc trị bệnh xương khớp tại nhà kẻo ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và bé.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng