Bà đẻ – được ăn món cháo này còn gì bằng

Sau sinh bạn không nhất thiết phải ăn cháo móng giò, chỉ cần những món cháo dưới đây vừa bỗ dưỡng mà giúp bạn có nhiều sữa cho con bú

1. Cháo khoai lang:

Xem ảnh nguồn

Lang 200g, nghệ vàng 10g, đường đỏ 50g. Nghệ rửa sạch giã nhỏ, khoai lang rửa thái miếng, cho cả vào nồi đổ nước vừa đủ đun cho khoai nhừ, khuấy đều thành cháo, cho đường đỏ vào để sôi lại chốc lát là được. Ngày ăn 2 lần vào lúc đói. Khi thấy đại tiện ngày 1 lần (hết táo bón) thì ngừng ăn.

2. Cháo mè (vừng) đen:

Xem ảnh nguồn

Mè đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt heo nạc 100g, dầu, gia vị vừa đủ. Xay nhỏ gạo và mè đen, thịt heo xay hoặc băm nhỏ, ướp đủ mắm muối rồi cho dầu vào xào chín. Cho gạo, mè đen đổ đủ nước vào nấu nhỏ lửa đến lúc cháo nhừ cho thịt băm đã xào vào khuấy, để cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2-3 lần vào lúc bụng đói, cần ăn 3-5 ngày liền.

3. Cháo cà rốt:

Xem ảnh nguồn
Cà rốt 200g, rau bắp cải 100g, gạo tẻ 100g, thịt heo nạc 100g, dầu, mắm muối vừa đủ. Cà rốt cạo sạch vỏ ngoài rồi nạo hay mài nhỏ. Bắp cải làm sạch thái nhỏ, gạo xay bột. Thịt heo nạc rửa sạch băm nhỏ ướp muối, rồi cho dầu xào chín. Cho bột gạo vào nồi đổ đủ nước, dùng lửa nhỏ đun sôi nhừ, cho cà rốt và bắp cải vào để sôi tiếp thì cho nốt thịt heo băm đã xào vào, sôi nhào là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 3-5 ngày.

4. Cháo cật heo:

Xem ảnh nguồn

Cật heo 1 đôi chừng 250g, gạo tẻ 100g, nghệ vàng 10g, mắm muối vừa đủ. Giã nhỏ nghệ sau khi rửa sạch, cật heo làm sạch, thái miếng ướp mắm muối, nghệ, để 10 phút thì cho vào kẹp nướng chả để trên than hồng cho chín. Cho gạo đã xay bột, đổ vừa nước, nổi lửa nhỏ đun nhừ thành cháo thì cho cật heo vào, vẫn để nhỏ lửa cho sôi chừng 10 phút nữa là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn 2-3 ngày

6. Cháo chân chó:

Xem ảnh nguồnThịt chó có tác dụng thông mạch, lợi sữa, tiêu viêm, tốt cho những người cơ thể suy nhược, thận dương hư, chính khí suy yếu… Ngoài gạo thì món cháo chân chó thường được hầm chung với lá đinh lăng. Cả 3 thứ này cộng lại vừa có tác dụng bổ tì vị, chống hư tổn, thông mạch, lợi sữa vừa giúp giải độc, tiêu sưng viêm, tăng sức đề kháng, kích thích tử cung co bóp tống đẩy huyết hôi sau sinh.

7. Cháo cá chép:

Xem ảnh nguồn
Cá chép có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều acid lutamic, glycine, chất béo, các acid amin và khoáng chất như vitamin A, B1, B2, phốt pho, canxi, sắt… có tác dụng lợi tiểu, bổ máu, tăng cường sức khỏe cho thai phụ và giúp não bộ thai nhi phát triển tốt hơn. Đây là bài thuốc giúp bổ khí huyết, an thai, trừ mỏi mệt, giảm nôn mửa, phòng thiếu máu cho thai phụ trong thời kỳ mang thai; thích hợp cho những thai phụ suy nhược, người vàng vọt, thai động không yên, động thai ra huyết, nôn mửa, thiếu máu.

8. Cháo thịt nấu với rau chân vịt:

Rau chân vịt chứa nhiều vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin A, B, C cao hơn rau thông thường, nên được gọi là “kho báu vitamin”; rau nấu thành cháo, thích hợp cho thai phụ.

9. Cháo chim bồ câu, hạnh nhân:

Sau khi sinh nở, phụ nữ cần được bồi bổ để bù đắp lại sức lực đã tiêu hao cũng nhưng lượng máu bị mất. Cháo chim bồ câu là lựa chọn lý tưởng, vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng lại giúp sản phụ sau sinh có nhiều sữa.

10. Cháo chân dê:

Đây là loại cháo hơi khó ăn nhưng lại có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thai phụ. Đặc biệt là thai phụ ít sữa, sữa khó về.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng