Bảng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần

Mẹ cần theo dõi chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi để biết được sự phát triển của bé. Từ đó, mẹ sẽ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp lý.

Khi mang thai, mẹ bầu không chỉ cần quan tâm đến chiều cao hay cận nặng mà các chỉ số thai nhi theo tuần cũng vô cùng quan trọng. Đó là yếu tố để đánh giá được sự phát triển của bé yêu trong bụng mẹ. Một trong số đó là chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi, đây là chỉ số quan trọng báo hiệu chiều cao trong tương lai của bé. Có thể mẹ không biết, nếu theo dõi chỉ số này ngay từ sớm sẽ giúp mẹ điều chỉnh và cải thiện chiều cao của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu thông tin về chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi. Từ đó, sẽ giúp mẹ điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể sao cho hợp lý để cả mẹ và bé đều phát triển khỏe mạnh.

Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết

Hầu hết các mẹ lần đầu mang thai đều quan tâm tới chỉ số cân nặng và chiều cao của bé mà bỏ qua một số chỉ số thai nhi theo tuần quan trọng khác. Đó chính là đường kính lưỡng đỉnh (BDP), chiều dài xương đùi thai nhi (FL), chu vi vòng bụng (AC), chu vi vòng đầu (HC).

  • GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
  • BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
  • FL (Femur length): Chiều dài xương đùi thai nhi.
  • EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán.
  • CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông.

Chính vì vậy, ngoài chỉ số chiều dài và cân nặng của thai nhi, mẹ cũng cần quan tâm tới những chỉ số trên để tiện theo dõi sự phát triển của thai nhi nhé.

Bảng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần từ 14-40

Tuổi thai (tuần) Giá trị trung bình Ngưỡng giới hạn (mm)
14 14 13-15
15 17 16-19
16 20 18-22
17 23 22-26
18 15 25-29
19 28 27-33
20 31 30-36
21 34 32-38
22 36 35-41
23 39 37-45
24 42 40-48
25 44 42-50
26 47 45-53
27 49 46-56
28 52 49-59
29 54 51-61
30 56 53-63
31 59 55-65
32 61 56-68
33 63 58-70
34 65 60-72
35 67 62-74
36 68 64-76
37 70 66-79
38 71 67-81
39 73 68-72
40 74 70-84

Thai nhi có chiều dài xương đùi ngắn hơn so với tuổi thai có làm sao không?

Dựa vào chiều dài xương đùi thai nhi, mẹ sẽ có thể biết bé có phát triển bình thường hay không. Đối với thai nhi có chỉ số chiều dài xương đùi bình thường thì mẹ hoàn toàn yên tâm nghỉ dưỡng và chờ đón bé chào đời.

Xương đùi ngắn được xem là một soft marker của hội chứng Down với chỉ số nhân nguy cơ từ 2 đến 3, nghĩa là có làm tăng nguy cơ bé bị hội chứng Down. Tuy nhiên như đã nói ở trên, xương đùi ngắn chỉ là soft marker, không phải là một bất thường về mặt cấu trúc, và còn tùy thuộc vào yếu tố di truyền của mỗi cá nhân. Ngoài ra, để xác định xương đùi bé có tốt hay không cần phải đo mật độ khoáng xương và nhiều thông số khác để đánh giá.

Những yếu tố gây ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi thai nhi

1. Những thói quen xấu

chieu dai xuong dui thai nhi

Mẹ có thể không biết, lối sống sinh hoạt ngày hàng của mẹ cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai, mẹ nên xác định loại bỏ những thói quen xấu để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như thức khuya, uống nhiều nước ngọt, cà phê, bia rượu hoặc hút thuốc cũng gây ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi của thai nhi.

2. Yếu tố di truyền

Ngoài các yếu tố khác, di truyền là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến chiều dài xương đùi thai nhi, thường chiếm khoảng 23%. Với yếu tố này thì gần như không thể thay đổi được.

3. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có tác động tiêu cực đến chiều cao của thai nhi trong bụng. Nếu mẹ quá chú trọng lượng đạm trong thực đơn hàng ngày nhưng không bổ sung sữa và những thực phẩm giàu canxi hoặc mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo và tinh bột, đường sẽ còn tác động đến sự phát triển hệ xương của thai nhi.

Làm sao để cải thiện chiều dài xương đùi của thai nhi?

Như đã nói, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì vậy, nếu nguyên nhân xương đùi thai nhi bị ngắn là do chế độ ăn uống của mẹ, mẹ có thể bổ sung các thực phẩm sau đây trong khẩu phần ăn mỗi bữa của mình.

chieu dai xuong dui thai nhi

  • Các loại rau có màu xanh đậm như cải chíp, cải xoăn, rau bina, bông cải xanh. Các loại rau này giàu chất chống oxy hóa, đồng thời giúp cung cấp canxi, chất xơ, vitamin A, kali cho cơ thể.
  • Hạt hạnh nhân, hạt óc chó: Hạt hạnh nhân và óc chó còn giúp bổ sung canxi cho mẹ bầu.
  • Hạt vừng, đậu, chế phẩm từ đậu đều rất giàu canxi, mẹ nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ.
  • Các loại sinh vật biển như cá chạch, cá mòi, cua biển, hàu, tôm đồng, tảo biển rất giàu canxi.
  • Bổ sung thêm các dưỡng chất canxi như tép, cua, cá nhỏ ăn luôn xương.
  • Vitamin D như sữa, cá hồi, nấm, chất đạm như thịt, cá, trứng, sắt như nghêu, lòng đỏ trứng, đậu.
  • Acid folic như bông cải xanh, đậu, mùi tây.
  • Mẹ bầu nên ăn ít nhất 3 lần cá mỗi tuần và ăn nhiều cá hơn thịt.
  • Mỗi ngày chú ý bổ sung 1- 2 ly sữa bầu, cũng như sữa chua, phô mai.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo quá ngọt, đồ chiên xào.
  • Không nên dùng thuốc lá, rượu, cà phê.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.