Bật mí cách sử dụng nước đá cho mẹ bầu sau sinh

Thời kỳ ở cữ, các mẹ bỉm sữa buộc phải kiêng đủ điều. Thế nên có không ít mẹ thắc mắc không biết việc uống nước đá sau sinh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?

Có một điều mà không ít bà mẹ đang cho con bú hay quên chính là phải bổ sung đủ nước cho cơ thể. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên uống ít nhất 12 cốc nước mỗi ngày. Điều này vô cùng cần thiết cho việc sản xuất sữa mẹ và ngăn ngừa táo bón.

Những ngày tiết trời oi bức, các loại thức uống lạnh dường như là cứu cánh của nhiều người trong việc giúp hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, việc uống các thức uống lạnh có kèm nước đá mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe, đặc biệt nếu bạn vừa trải qua quá trình sinh mổ.

Bật mí cách dùng nước lạnh đúng cho bà mẹ sau sinh mổ

Nhìn chung, uống nước đá không hoàn toàn gây hại cho bạn trong giai đoạn phục hồi sau sinh nếu bạn kiểm soát tốt. Dưới đây là một vài điều bạn cần lưu ý khi uống nước lạnh:

1. Dùng đủ lượng nước

Việc xác định nhu cầu về lượng nước dùng hằng ngày khá quan trọng. Theo đó, nhu cầu này sẽ tăng hơn nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ. Giai đoạn sau sinh, bạn nên uống ít nhất từ 12 đến 13 cốc nước lọc mỗi ngày. Nếu bổ sung đủ nước, khi quan sát màu của nước tiểu, bạn sẽ thấy màu vàng nhạt. Trường hợp nước tiểu đục thì điều này có nghĩa rằng bạn đã không uống đủ và cần tăng thêm lượng nước dùng hằng ngày.

2. Luôn giữ cho cơ thể không bị mất nước

Bạn nên uống nước trước và trong khi dùng bữa để giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn. Lượng nước mà bạn có thể uống trong một lần tùy vào nhu cầu. Tương tự, bạn cũng cần uống một ít nước trước và sau khi tập thể dục để tránh bị mất nước. Lưu ý là sau khi vận động không nên uống nước đá ngay để tránh bị sốc nhiệt.

3. Chuẩn bị nước sẵn

chuẩn bị đủ nước để uống

Bạn nên có một chai hoặc bình đựng nước riêng để tiện theo dõi lượng nước tiêu thụ mỗi ngày. Hãy đảm bảo vệ sinh bình/chai hằng ngày và luôn cho nước vào để sẵn. Nếu muốn uống nước lạnh, bạn có thể bỏ bình nước vào ngăn đông khoảng 10 – 15 phút rồi mới dùng.

4. Rèn luyện thói quen uống nước

Bạn nên từng bước hình thành và duy trì việc uống đủ nước như một thói quen lành mạnh bên cạnh chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện. Theo đó, bạn nên sử dụng khoảng 4 chén rưỡi các loại trái cây và rau quả tươi mỗi ngày. Đồng thời, bạn phải đảm bảo cân đối các nhóm dinh dưỡng khác như protein, chất béo. Trong lần đi khám phụ khoa sau sinh, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các bài tập phù hợp sau khi sinh mổ. Mỗi lần tập cần ít nhất 30 phút và 5 lần như vậy một tuần.

Một vài lời khuyên khác dành cho mẹ sau sinh

Trong trường hợp gặp phải tình trạng nhiễm trùng hoặc bất cứ biểu hiện không ổn định nào, bạn hãy đi khám ngay lập tức. Với mẹ sinh mổ, nếu nhận thấy có tình trạng sưng, đỏ hoặc chảy máu tại vết mổ thì cần đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng càng sớm càng tốt.

Ngoài những hướng dẫn về việc uống nước đá như trên, bạn cũng có thể dùng thêm nước trái cây hoặc các loại trà thảo mộc được bác sĩ khuyến cáo. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện sức khỏe tổng thể.

Bạn cần nhớ rằng, nếu cơ thể có vấn đề sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa mẹ. Từ đó, trẻ sơ sinh có thể không nhận được đủ sữa hoặc thiếu hụt các kháng thể cần thiết. Vì thế, hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ nước. Điều này không chỉ vì bạn mà còn cả cho sức khỏe bé yêu nữa.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Một số mẹo chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh dễ thực hiện tại nhà

    Một số mẹo chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh dễ thực hiện tại nhà

    Bệnh trĩ sau sinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như sức khoẻ của người mẹ. Lúc này điều trị nội khoa là phương pháp hữu hiệu nhất đối với mẹ cho con bú.
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.