Ăn dặm được nhiều mẹ coi là “mốc trưởng thành” đầu tiên của con. Khi bắt đầu ăn dặm, không chỉ cơ thể mà các giác quan của bé cũng được làm quen với một công việc mới: tập ăn như người lớn. Vậy chế độ ăn dặm cho bé như thế nào là hợp lý, cùng Bau.vn tìm hiểu nhé!
Ăn dặm có quan trọng với trẻ không?
Chắc hẳn khái niệm ăn dặm đã không còn xa lạ với các bậc cha mẹ khi nuôi con. Ăn dặm còn được được biết đến là ăn bổ sung. Khi trẻ bước vào gia đoạn 5-6 tháng tuổi, cơ thể trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát triển khỏe mạnh. Khi đó, bên cạnh sữa mẹ, bé còn cần được bổ sung các dinh dưỡng khác.
Khi nhìn người lớn ăn, bé có những biểu hiện như chóp chép miệng như muốn ăn. Điều này chứng tỏ bé đã sẵn sàng với việc nhai nuốt. Cho nên, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn với tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nếu trẻ bị ốm hoặc mệt, bạn có thể lùi lại thời điểm ăn dặm cho đến khi bé thực sự khỏe khoắn.
Ăn dặm như thế nào là tốt?
Cũng như những thay đổi khác, việc ăn dặm cũng nên thực hiện từ từ. Mỗi ngày, cha mẹ nên cho bé ăn 2-3 bữa nhỏ thay vì ép bé ăn bữa lớn. Kể từ 9 tháng tuổi, cha mẹ nên thay các món xay nhuyễn bằng đồ ăn mềm và có chút lợn cợn, đây là thời điểm thích hợp để bé tập nhai. Ngoài ra, trong giai đoạn này, mẹ nên tăng khẩu phần ăn và chia thành 3 – 4 bữa nhỏ trong ngày.
Khi bắt đầu, mẹ nên tìm hiểu về các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng để bổ sung cho bé. 4 nhóm chất không thể thiếu là bột đường, nhóm chất đạm, chất béo và nhóm chất xơ cùng vitamin. Tuy nhiên, khi bắt đầu, mẹ nên cho bé ăn từng thực phẩm riêng biệt và gần giống loại sữa bé dùng nhất.
Đối với thực phẩm giàu tinh bột, cha mẹ nên ưu tiên gạo hay cháo xay nhuyễn. Đây là những thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa, là bước đầu để bé làm quen với ăn dặm. Ngoài ra, những thưc phẩm giàu đạm và chất xơ cũng nên được ưu tiên.
Những lưu ý về chế độ ăn dặm cho bé mà mẹ cần lưu ý
Ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc dần
Ban đầu, mẹ lưu ý cho trẻ ăn bằng muỗng nhựa mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé. Mẹ nên bắt đầu với một lượng ít và loãng. Tới khi bé đã quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm và tăng độ đặc.
Nấu chín, nghiền nhỏ thức ăn:
Những trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi đều chưa có phản xạ nhai. Do đó, thức ăn không được nghiền nhỏ có thể làm trẻ bị hóc. Vì vậy, mẹ nên nghiền thật nhuyễn thức ăn cho bé.
Đối với những trẻ 10 – 12 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn mềm, được nấu nhuyễn để kích thích nướu mọc.
Cho trẻ ăn đúng giờ:
Cha mẹ nên cho trẻ ăn theo giờ quy định để dạ dày trẻ tập quen với thực phẩm cũng như chế độ dinh dưỡng. Đồng thời điều đó cũng giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
Tạo hứng thú cho bé khi ăn:
Để trẻ vui vẻ tiếp nhận thức ăn, mẹ nên tạo hứng thú cho trẻ bằng cách:
- Chọn các loại chén, muỗng, yếm,… có hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc để trẻ thích thú và chú ý
-
Khi đút cho trẻ ăn, cha mẹ có thể vừa đút vừa nói chuyện với bé. Đồng thời cho bé ngồi chung với những người trong nhà để tạo cảm giác đông vui, kích thích trẻ ăn.
-
Tránh ồn ào quá mức hay dẫn trẻ đi ăn dong làm cho bé không tập trung vào bữa ăn.
Ngoài ra, để con hứng thú với chế độ ăn dặm, các bậc phụ huynh cũng nên đa dạng hóa thực phẩm, chế biến theo nhiều cách khác nhau. Nhờ vậy, bé luôn háo hức và thích các bữa ăn dặm hàng ngày.
Một số lưu ý khác khi cho trẻ ăn dặm
- Không nên ép bé ăn, chỉ nên cho bé ăn khi bé thực sự hứng thú tiếp nhận đồ ăn
- Không để bé ăn đồ quá nóng, sẽ gây phỏng và nguy hiểm cho bé
- Không nên thêm gia vị vào khẩu phần ăn của bé. Nếu có, mẹ chỉ nên nêm thêm 1 chút muối hoặc mắm là đủ.
- Trong suốt quá trình bé ăn dặm, mẹ vẫn nên cho bé bú. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt nhất giúp trẻ có đề kháng khỏe mạnh.
Nguồn : bau.vn