Bật mí hướng dẫn sử dụng địu em bé đúng cách và an toàn

Địu em bé là một vật dụng không thể thiếu của các gia đình có con nhỏ. Sử dụng địu như thế nào cho đúng cách và an toàn, tham khảo ngay trong bài viết sau đây.

Khi đưa bé ra ngoài, bố mẹ không thể ẵm bồng con mãi. Lúc này, bạn có thể nghĩ tới chiếc đai địu cho trẻ. Nếu biết cách sử dụng địu em bé đúng chuẩn, vật dụng này sẽ giúp bạn thảnh thơi hơn rất nhiều.

Những tác dụng của việc sử dụng đai địu cho trẻ

Có nên dùng địu cho bé? Có nên địu trẻ sơ sinh? Câu trả lời là “Có”. Một số lợi ích mà địu em bé mang đến cho bạn gồm:

  • Đai địu em bé hỗ trợ việc cho con bú: Khi gần gũi con, bạn sẽ dễ dàng nhận ra con đang đói và cho bú mà không cần phải đợi bé khóc. Việc nhận thức về nhu cầu của bé sẽ giúp bố mẹ chăm sóc bé được tốt hơn.
  • Con khóc ít hơn: Theo nghiên cứu, nhờ sử dụng đai địu em bé sơ sinh mà trẻ sơ sinh sẽ quấy khóc ít hơn so với các bé khác.

diu em be

  • Đai địu em bé có thể giúp tránh các biến dạng cột sống và sọ: Các bé thường xuyên phải ngồi trong xe đẩy hoặc nôi thường có nguy cơ cao bị dị dạng xương sọ hoặc cột sống. Sử dụng địu đúng cách giúp phát triển xương sọ, cột sống. Đồng thời nó giúp cơ bắp của bé phát triển một cách tự nhiên.

Mách mẹ những cách sử dụng địu em bé an toàn, đúng cách

1. Giữ cho trẻ thoải mái

Đối với cái địu trẻ sơ sinh, bạn nên dùng loại địu có chất liệu mềm. Chất liệu địu mềm mại nhất có thể kể đến vải. Đến đây, câu hỏi “có nên dùng địu vải cho trẻ sơ sinh hay có nên dùng địu vải cho bé?” đã được giải đáp.

Bên cạnh đó, ba mẹ phải luôn quan sát bé kỹ càng, tránh nguy cơ trẻ sơ sinh bị nghẹt thở. Hãy chắc chắn rằng mũi của bé không bị ép chặt vào lồng ngực của người lớn hoặc địu.

diu em be

Mũi con nên được làm sạch và giữ không cho cằm bé chạm vào ngực của bạn, ít nhất là cách hai ngón tay. Khi bé kiểm soát được đầu và cổ của mình thì bạn hãy đặt đầu bé quay sang một hướng, má nằm trên ngực của bạn trong khi bạn địu ở vị trí đối diện với bạn để tránh làm bé ngạt thở.

2. Đảm bảo an toàn cho trẻ

Việc trẻ ngã từ độ cao ngang ngực bạn xuống là điều rất nguy hiểm. Vì vậy, trong lúc địu bé sơ sinh, bạn nên để ý không cho bé trượt ra khỏi địu. Ngoài việc sử dụng địu có hỗ trợ phần đầu và cổ của bé, bạn phải luôn quan sát cẩn thận khi vừa địu bé vừa di chuyển. Nếu bạn cần phải nhặt một cái gì đó, hãy hạ thấp đầu gối xuống thay vì hạ thấp phần hông. Nhờ vậy bé sẽ được giữ đứng thẳng.

Nếu bạn chưa quen với việc địu bé hoặc mới bắt đầu sử dụng một loại địu mới, hãy dành thời gian để tìm hiểu cách sử dụng. Hãy luôn đảm bảo rằng em bé được giữ chặt ở cả hai bên một cách an toàn. Bạn nên giữ bé bằng một hoặc hai tay cho đến khi bạn quen dần với việc địu bé. Nên chắc chắn rằng tất cả các khóa và dây buộc đều đảm bảo an toàn. Theo thời gian, khi cảm thấy thoải mái với việc địu bé, bạn có thể không cần phải sử dụng tay để giữ.

3. Trẻ khi nào được dùng địu – nguyên tắc giữ cổ, đầu và hông khi địu

Với câu hỏi “Khi nào dùng địu cho bé? Trẻ mấy tháng thì địu được? Bé mấy tháng dùng được địu vải?”, câu trả lời như sau: Bố mẹ nên địu bé khi bé được ít nhất 4 tháng tuổi. Trong đó, địu bé sau lưng sẽ không được khuyến cáo cho đến khi bé lớn hơn một chút, ít nhất 6 tháng tuổi.

diu em be

Đối với trẻ sơ sinh phần cổ rất yếu ớt. Ở thời điểm này bé không thể tự giữ đầu mình. Chính vì vậy bố mẹ nên hỗ trợ bộ phận này của bé đúng cách. Phần hông của trẻ sơ sinh sẽ phát triển mạnh hơn vào 4 tháng đầu đời. Vì vậy, bé cần được chăm sóc đặc biệt. Bố mẹ nên cho bé ra khỏi cái địu trẻ sơ sinh thường xuyên để hông, đầu gối và phần còn lại của cơ thể bé được vận động một cách tự do.

4. Một số lưu ý khác khi địu em bé

Ngoài những lưu ý trên, bạn nên lưu tâm đến những điều sau:

  • Trừ lúc cho con bú còn khi địu bé, mẹ nên đặt bé ngồi thẳng đứng.
  • Luôn luôn kiểm tra địu em bé thường xuyên. Mẹ cần biết liệu địu có bị mòn hoặc hư hỏng chi tiết nào không. Đồng thời kiểm tra lại tất cả các khóa và nút xem chúng đã được cài buộc an toàn hay chưa
  • Đầu gối của bé phải cao hơn phần đáy và chân duỗi ra hai bên để cột sống và hông được phát triển khỏe mạnh.
  • Không nên địu bé ở tư thế quay mặt về phía trước (địu em bé phía trước) vì chân của bé bị treo lơ lửng và có thể dẫn đến chứng loạn sản xương hông.
  • Không được lái xe hoặc đạp xe khi đang địu bé.
  • Không bao giờ được uống thức uống dạng lỏng và nóng như cà phê hoặc trà khi địu bé.

Trên đây là những hướng dẫn địu bé em bé an toàn, đúng cách. Hy vọng sẽ giúp ích thật nhiều cho các mẹ trong việc sớm tìm được loại địu phù hợp và an toàn cho bé yêu của mình.

Nguồn : bau.vn