Bé ăn dặm giờ nào tốt nhất để hấp thụ trọn vẹn chất dinh dưỡng

Ăn dặm là một bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Nắm được việc bé ăn dặm giờ nào tốt nhất sẽ giúp bé lớn nhanh, khoẻ mạnh hơn.

Trong những ngày bắt đầu tập cho bé yêu ăn dặm, câu hỏi bé ăn dặm giờ nào tốt nhất? được rất nhiều mẹ quan tâm. Hiểu được nỗi lòng của các mẹ đang nuôi con nhỏ, bau.vn sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc này ngay trong bài viết dưới đây.

Bé ăn dặm giờ nào tốt nhất?

Ăn dặm là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng cần can thiệp một cách khoa học trong thời gian bé ăn dặm để có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý về giờ giấc ăn dặm khoa học, hợp lý cho trẻ nhỏ.

1. Cho bé ăn khi bé thật sự tỉnh táo, vui vẻ, thoải mái

Cũng giống như người lớn, một đứa trẻ sẽ không thể nào có tâm trạng chủ động và thoải mái ăn uống trong lúc đang buồn ngủ được. Do đó, chỉ khi bé thật sự tỉnh táo, vui vẻ và thoải mái, mẹ mới nên cho bé ăn.  Điều này sẽ không làm gián đoạn giấc ngủ của bé, khiến bé dễ quấy khóc, cáu kỉnh, không tập trung cho việc ăn. Bữa ăn có thể kéo dài và tinh thần của cả mẹ và bé đều sẽ không được tốt.

 an dam gio nao tot

2. Giờ ăn dặm lý tưởng nhất cho bé

Giữa buổi sáng và giữa buổi trưa

Bởi vì khi đó bé đã được cho bú mẹ hoặc sữa công thức trước đó 1 – 2 giờ. Đây là thời điểm bé không quá đói cũng không quá no. Điều này sẽ giúp bé ăn ngon miệng, bữa ăn không bị gián đoạn nên giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn. Đồng thời sẽ giúp bé hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Bé ăn dặm giờ nào tốt nhất: 1 – 2 tiếng sau khi uống sữa

Mẹ nên cho bé bú sữa hoặc uống sữa trước bữa ăn khoảng 1-2 tiếng để bé không quá đói. Khi cho bé ăn lúc bé quá đói sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của bé. Đồng thời làm giảm cảm giác thèm ăn của bé.

 an dam gio nao tot

Không nên cho bé ăn sau 7h tối- Bé ăn dặm giờ nào tốt nhất

Sau 7h tối, mẹ không nên cho bé ăn vì khi ăn no, bé sẽ khó ngủ. Vì thời điểm đó, hệ tiêu hóa của bé bắt đầu làm việc chậm, bé dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Do đó ăn vào giờ này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ.

Lưu ý: Mẹ nên chú ý cho bé ăn 1 – 2 bữa mỗi ngày. Thời gian cách nhau để tránh bé quá đói hoặc quá no. Khi bé đến khoảng 1 tuổi có thể tăng số bữa lên thành 3-4 bữa/ ngày.

Như vậy, việc xây dựng một thời gian biểu cụ thể vào thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé quen với nhịp độ chế độ ăn mới khi ăn dặm. Trên thực tế, khi ăn dặm trẻ vẫn đang bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy việc chọn thời gian dặm không cần quá cứng nhắc, có thể cân đối linh hoạt với tình hình, hoàn cảnh cụ thể.

Nguyên tắc ăn dặm cho bé đúng cách

Không chỉ là giờ giấc ăn dặm cho bé vào giờ nào là lý tưởng nhất, các mẹ cũng nên giúp cho bé ăn đúng cách, khoa học. Ăn dặm cho bé phải tạo được bầu không khí thoải mái, vui vẻ nhưng cũng cần xuất phát từ các nguyên tắc sau:

  • Cho bé ăn từ ít đến nhiều.
  • Cho bé thử nghiệm và làm quen với thực phẩm mới từ 3-5 ngày để đánh giá mức độ phù hợp của bé với món ăn.
  • Cho bé ăn các thực phẩm từ món ngọt đến món mặn.
  • Cho bé ăn dặm đủ 4 nhóm chất: nhóm tinh bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo và nhóm vitamin và khoáng chất.

Những thực phẩm nên tránh khi cho bé ăn dặm

  • Mật ong
  • Sữa ít béo
  • Sữa bò nguyên chất tiệt trùng
  • Sữa thực vật
  • Các loại hạt nguyên hạt
  • Thực phẩm cứng
  • Trứng sống
  • Trà, cà phê, đồ uống có đường

Trên đây là một số lưu ý cho các mẹ về giờ giấc ăn dặm cho bé khoa học, hợp lý. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

Nguồn : bau.vn