Nguyên nhân khiến bé cắn ti mẹ
- Ép buộc bé bú hoặc lấy ti ra ngay sau khi bé bú xong
- Bé bị phân tâm bởi môi trường xung quanh khi bú
- Bé ngủ thiếp đi khi vẫn còn ngậm ti
- Bé bị nhiễm trùng tai hoặc cảm lạnh, gây khó nuốt
- Bé cắn ti mẹ vì tò mò xem sẽ có gì xảy ra tiếp theo.
Vì sao bé cắn mẹ khi bú
Làm thế nào để hạn chế bé cắn mẹ khi bú?
“Làm thế nào để hạn chế bé cắn mẹ khi bú” là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Việc bé cắn vú mẹ là vấn đề rất thường gặp, các mẹ có thể thử những cách sau đây để hạn chế tình trạng này:
- Bé thường có xu hướng cắn vú mẹ khi đã bú no hoặc cảm thấy chán hoặc vú tiết sữa quá ít. Vì vậy, bạn nên chú ý đến quá trình bú của trẻ. Khi thấy trẻ bắt đầu no hoặc lơ là việc bú, bạn nên dừng quá trình cho bú lại ngay. Trong trường hợp, vú tiết ra ít sữa, bạn nên xem lại chế độ ăn của bản thân, ăn các món lợi sữa để đáp ứng nhu cầu của con.
- Các mẹ nên học những tư thế đúng để cho trẻ bú. Cho trẻ bú sai cách có thể khiến bé khó chịu và dẫn đến tình trạng bé cắn vú mẹ.
- Hãy chắc chắn rằng không có việc gì làm bé phân tâm khi đang bú. Trong những trường hợp phân tâm, bé có thể quên mất điều mình đang làm và nghiến chặt hai nướu lại. Điều này có thể gây nên đau đớn cho mẹ.
- Nói chuyện với trẻ hay vuốt ve trẻ cũng là một cách giúp hạn chế tình trạng bé cắn mẹ khi bú. Hãy liên tục thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách hát hoặc kể một câu chuyện khi cho bé bú. Tuy nhiên, khi thấy bé có dấu hiệu cắn, bạn cần nghiêm khắc nói với trẻ là không được. Việc nói chuyện kèm những thái đội phản đối rõ ràng của bạn sẽ biểu thị cho bé biết rằng hành động cắn của mình là sai và cần dừng lại ngay.
- Nếu ngực bạn căng cứng do bị tắc sữa, bé có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi bú và cần phải cắn vào vú để bú dễ hơn. Nếu gặp phải tình trạng này, trước khi cho trẻ bú, bạn nên vắt bớt sữa bằng máy trước khi cho bé bú hoặc vắt sữa bằng tay hoặc dùng khăn chườm ấm để bầu vú mềm hơn giúp bé bú mẹ dễ dàng.
- Mọc răng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến bé cắn vú mẹ khi bú. Giai đoạn này, nướu của trẻ rất ngứa và đau, vì vậy bé có xu hướng cắn vú mẹ để giảm đau và ngứa. Trong trường hợp này, các mẹ nên massage nướu cho bé bằng tay hoặc cho bé ngậm những món đồ chơi sạch trước và sau khi cho bé bú.
Bé mọc răng bị ngứa và đau, các mẹ nên massage nướu cho bé bằng tay hoặc cho bé ngậm những món đồ chơi sạch trước và sau khi cho bé bú.
- Việc để tâm tìm hiểu thời điểm bé thường cắn cũng có thể giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng này. Thông thường, trẻ sẽ cắn sau khi đã bú đủ sữa. Vì vậy, khi bạn nhận thấy bé bắt đầu nút chậm lại, hãy nhẹ nhàng kéo vú của bạn ra khỏi miệng bé.
- Nếu bé cắn bạn khi bú, hãy kéo vú bạn ra khỏi miệng bé ra ngay và đặt bé xuống giường ngay lập tức. Bằng cách này, bé sẽ nhận ra rằng việc cắn vú mẹ cũng đồng nghĩa với việc sẽ không được bú nữa.
- Nhiều bà mẹ nhận thấy việc khuyến khích những hành động tốt của bé bằng cách khen ngợi có hiệu quả trong việc ngăn bé không cắn nữa.
- Một cách khác giúp các mẹ phòng tránh tình trạng bé cắn khi bú là cho bé bú khi bé thật sự đói. Khi đói, bé sẽ chỉ tập trung vào việc bú và ít cắn hơn.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/be-can-me-khi-bu-lam-the-nao-de-han-che-a187134.html