Bí quyết để bé ngủ xuyên đêm dễ dàng

Con ngủ xuyên đêm là giấc mơ của bao bà mẹ bỉm sữa Việt Nam. Trẻ ngủ không yên giấc thì làm sao cha mẹ an tâm? Vậy bí quyết nào dành cho mẹ để giúp con ngủ tròn giấc xuyên đêm?

Khi nào trẻ có thể ngủ xuyên đêm?

Bé ở độ tuổi khác nhau thì giấc ngủ xuyên đêm cũng có thời lượng khác nhau. Với trẻ sơ sinh từ 1-4 tháng thì “ngủ xuyên đêm” là khi trẻ có thể ngủ một mạch, giấc ngủ kéo dài 5 giờ mỗi đêm. Khi bé lớn hơn, từ 5-9 tháng tuổi, giấc ngủ xuyên đêm của trẻ có thể kéo dài 6-8 giờ. Hầu hết các bé đều có thể ngủ xuyên đêm từ 6 tháng tuổi trở đi.

Khi nào trẻ sơ sinh có thể ngủ xuyên đêm? - Cung Cầu | Thời sự

Bé ngủ ngon xuyên đêm

Nhiều cha mẹ lo lắng trẻ ngủ xuyên đêm như vậy có bị đói không? Nhưng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe Nhi khoa cho biết: khả năng ngủ xuyên đêm của trẻ phụ thuộc vào độ tuổi chứ không phải là số lượng hay chế độ ăn. Vậy làm sao biết được con đã sẵn sàng ngủ xuyên đêm? Sau đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết:

– Giảm phản xạ giật mình: Phản xạ giật mình là phản ứng không tự chủ của trẻ. Phản xạ này thường xuất hiện khi bé bị giật mình bởi tiếng động bất ngờ hoặc chuyển động đột ngột.

– Tăng khối lượng cơ thể: Thông thường, trẻ trên 3 tháng tuổi, với cân nặng hơn 6kg thì có thể ngủ xuyên đêm. Trung bình giấc ngủ của trẻ kéo dài 7-8 giờ.

– Ít ăn đêm hơn: Trẻ không đòi ăn đêm hoặc ăn ít hơn cũng là dấu hiệu cho thấy con sẵn sàng ngủ xuyên đêm.

– Tăng khả năng tự điều chỉnh: Trẻ bị thức giấc giữa chừng vào ban đêm nhưng sau đó có thể tự ngủ lại được. Như vậy, trẻ đã tự làm chủ được giấc ngủ của mình và không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Bí quyết cho bé ngủ xuyên đêm

1. Cho bé bú no

Trong 6 tuần đầu đời, mỗi cữ bú của bé có thể kéo dài từ 20 đến 40 phút

Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn luyện ngủ xuyên đêm cho con, hãy tập cho con thói quen bú no, bú đủ trước khi ngủ. Một khi đã no bụng, bé sẽ có thể bỏ bú đêm một cách tự nhiên.

Chuyên gia Lauren Olson cho hay: “Nhờ cách này, con trai tôi đã bỏ được cữ bú lúc 10 giờ đêm, tiếp theo là cữ lúc 1 giờ sáng và cuối cùng là 4 giờ sáng”.

Muốn con không ngủ quên trong khi đang bú thì các mẹ hãy lập tức tham khảo ngay 8 cách sau
Nhiều bé có thể ngủ ngay sau chỉ 10 phút bú mẹ

Để tìm ra khoảng cách hợp lý giữa các cữ bú của bé, cha mẹ hãy quan sát giờ giấc ăn ngủ của con hoặc tham vấn bác sỹ nhi khoa.

Trong trường hợp bé ngủ thiếp đi khi đang bú, hãy đánh thức bé dậy để bú tiếp trong khoảng 10 đến 15 phút. Nếu bé không hợp tác “quá tam ba bận”, đừng ép bé phải tỉnh táo hoặc bú thêm. Hãy tìm cách khác.

2. Thiết lập thói quen ngủ càng sớm càng tốt

Bởi vì trẻ sơ sinh có thể đáp ứng tốt với những thói quen lặp đi lặp lại. Vì vậy, cha mẹ đừng ngại thực hiện những thói quen trước khi ngủ, trong khi và sau khi ngủ mang tính chất lặp lại để bé có thể ghi nhớ.

Hãy áp dụng các thói quen này càng sớm càng tốt.

Đối với giấc ngủ trưa, cha mẹ có thể thực hiện các việc làm dưới đây theo trình tự, kéo dài khoảng 5 đến 10 phút: Quấn tã (Swaddling), đung đưa bé nhẹ nhàng và hát một bài hát ru.

Quấn tã giúp bé ngủ yên, ngủ ngon và sâu giấc

Đối với giấc ngủ ban đêm, bạn có thể thực hiện các việc sau, có thể kéo dài tới 60 phút: Tắm, massage và cho bé bú no.

3. Giữ cho môi trường ngủ của bé luôn giống nhau

Hãy cố gắng duy trì cùng một môi trường ngủ mỗi lần bé ngủ trưa hoặc ngủ đêm. Trẻ sơ sinh sẽ quen với việc đi ngủ và thức dậy ở cùng một nơi quen thuộc mỗi ngày.

Nếu bạn muốn tập cho bé ngủ riêng trong cũi, hãy tập cho bé một cách từ từ.

Trong giấc ngủ trưa đầu tiên, sau khi thực hiện các bước như ở mục 2, hãy đặt bé vào cũi, hướng nhìn ra cửa sổ để giúp trẻ thoải mái và an tâm. Tuy nhiên, chỉ nên đặt bé xuống cũi khi bé chưa ngủ hẳn và bạn vẫn ở trong phòng. Có thể bật “tiếng ồn trắng” (hay âm thanh trắng – white noise) và để đèn ngủ trong phòng.

4. Ngủ trưa vừa đủ

Điều quan trọng là bạn phải cố gắng và giữ cho bé có một lịch trình ngủ đều đặn. Điều này có nghĩa là những giấc ngủ ngắn ban ngày chỉ nên kéo dài khoảng 30 đến 45 phút, không nên cho bé ngủ quá 3 giờ.

Nếu bé ngủ trưa không đủ, bé sẽ trở nên mệt mỏi, quấy khóc và dẫn đến khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc vào buổi tối

Tuy nhiên, ngủ trưa quá nhiều có thể khiến quá trình luyện ngủ xuyên đêm gặp nhiều khó khăn, bé có thể ngủ dậy quá sớm vào sáng hôm sau.

5. Trình tự Ăn – Chơi – Ngủ

Bên cạnh thói quen khi ngủ, bạn cũng nên thực hiện thói quen lặp đi lặp lại cho bé khi thức dậy.

Đây là lúc áp dụng nguyên tắc Ăn – Chơi – Ngủ

– Ăn: Cho trẻ bú no.

– Chơi: Bạn có thể cùng bé làm bất cứ điều gì, như đi dạo phố, chơi đồ chơi…

– Ngủ: Ngủ trưa hoặc ngủ ban đêm.

Lưu ý nhỏ khiến hành trình rèn con tự ngủ bớt chông gai

+ Né khoảng thời gian bé wonder week, bệnh, trước và sau chích ngừa,… Hãy chọn 1 ngày mà trước đó bé ngủ đủ. Nếu bé đang quá khó ngủ, hãy hy sinh 1 đêm bế ẵm ru để con được ngủ đủ thì con sẽ hợp tác hơn.

– Chuẩn bị môi trường ngủ: Mát mẻ, thoáng khí và an toàn (không quá nóng, lạnh, ồn, sáng…không để mền gối, gấu ôm xung quanh).

+ Hãy chắc chắn rằng con đang không đói, ị, ướt tã, đau, bệnh, khó chịu,…

+ Các bé biết lật rồi đa số sẽ ngủ sấp, không sao cả, hãy để con yên, đừng lật lên lật xuống như bánh tráng con sẽ không thích.

+ Tiếng ồn trắng: Giống như tiếng tivi lúc mất tín hiệu… Nếu thấy khó nghe quá thì dùng tiếng mưa rơi, tiếng thác nước, tiếng nhạc du dương… Các mẹ có thể tải về copy vào máy nghe nhạc, hoặc mua máy phát tiếng ồn trắng hoặc cài app Relax Melodies, bật chế độ máy bay vẫn có thể nghe offline được.

+ Tiếng ồn trắng giúp bé ngủ ngon hơn, người lớn trong nhà vẫn có thể trò chuyện, ồn ào vừa phải mà không đánh thức bé. Cực kì phù hợp cho các bé thứ 2, khi mà anh chị chạy giỡn la hét thì bé vẫn ngủ khì. Tiếng ồn trắng là dễ cai nhất , cứ mở nhỏ dần rồi tắt hẳn.

+ Ti giả: Đừng bài xích ti giả, đây có thể là cứu tinh của rất nhiều mẹ. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào công bố là dùng ti giả sẽ bị vô răng, hô răng cả. Trên thực tế, ngoài yếu tố mất thẩm mỹ ra thì ti giả có rất nhiều cái lợi, đó là giúp con trấn an bản thân, giảm quấy khóc và giảm SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi). Nếu ngại yếu tố thẩm mỹ, mẹ chỉ cho con dùng khi con bắt đầu ngủ.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng